Phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

06/09/2017 09:42

Phố Lê Đại Hành dài 548m, rộng 12m. Từ cuối phố Thể Giao đến đường Đại Cổ Việt giáp o Cầu Dền cắt ngang qua phố Bà Triệu.


Phố Lê Đại Hành dài 548m, rộng 12m.

Phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Từ cuối phố Thể Giao đến đường Đại Cổ Việt giáp o Cầu Dền cắt ngang qua phố Bà Triệu.

Đây nguyên là phần đất của hai thôn Hậu Phong Vân và Long Hồ thuộc tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, hai thôn này hợp lại thành thôn Vân Hồ. Lúc này tổng Tả Nghiêm cũng đã đổi ra tổng Kim Liên. Chùa của thôn này nay là số nhà 40 phố Lê Đại Hành. Còn đền Vân Hồ trước là ở trong khu Triển lãm Vân Hồ.

Thời Pháp thuộc là đường số 191 (voice No191) năm 1931 được đặt tên là đại lộ Hoàng Cao Khải (boulevard Hoàng Cao Khải). Năm 1945 đổi thành phố Lê Đại Hành. Năm 1949 – 1951 gọi là đại lộ Lê Đại Hành, sau hòa bình gọi là phố Lê Đại Hành.

Nay thuộc phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.

Lê Đại Hành còn là tên của một ngõ nối phố này với phố Thái Phiên. Tại đây vốn có ngôi nhà bia thuộc về khu vực đàn Nam Giao đời Lê xưa. Trong ngôi nhà này có một tấm bia tên là “Nam giao điện bi ký”, người soạn là Nguyễn Tiến Triều, hoàng giáp khoa Bính Thìn (1676), khắc năm 1679, ghi việc khởi công dựng lại Giao đàn vào năm 1663. Năm 1926, Pháp mở đường phá nhà bia đó, đem tấm bia về dựng ở Viện Bảo tàng Lịch sử (đầu phố Tràng Tiền).

Đại Hành được coi là miếu hiệu của Lê Hoàn, vua đầu tiên của nhà

Năm sau, quân Tống chuẩn bị sang xâm lược nước ta. Trước tình thế đó, quân sĩ và triều đình tôn Lê Hoàn lên ngôi vua. Ông lấy niên hiệu là Thiên Phúc, vẫn đóng đô ở Hoa Lư. Đó là vào tháng 8 năm 980. Tháng 3 năm 981 cánh quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến đến sông Chi Lăng (là sông Thương, khúc gần ga Chi Lăng ngày nay). Lê Hoàn sai người dụ Nhân Bảo đến chỗ hiểm yếu rồi tiêu diệt. Còn cánh quân thủy do Lưu Trừng chỉ huy tiến vào sông Bạch Đằng thì sau một trận giao chiến cũng bị đại bại. Nhà Tống phải công nhận chủ quyền của nước ta. Nước Đại Cồ Việt với kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình).

Ông mất năm 1005, ở ngôi vua 24 năm.

Chùa Vân Hồ hiện ở phố Lê Đại Hành, được xếp hạng di tích - Lịch sử văn hóa năm 1989.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
  • Thầy giáo “không lương” tận tâm vì học sinh nghèo vùng đầm Sam
    Thầy giáo Trần Văn Hòa (xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) hơn 30 năm âm thầm trao truyền con chữ cho trẻ em nghèo và “xóa mù” cho nhiều người ở vùng đầm Sam.
Đừng bỏ lỡ
Phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO