Phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội.

28/08/2017 08:48

Phố Khâm Thiên dài 1.170m, rộng 11m. Từ ngã tư Khâm Thiên - Lê Duẩn đến ô Chợ Dừa.


Phố Khâm Thiên dài 1.170m, rộng 11m.

Phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Từ ngã tư Khâm Thiên – Lê Duẩn đến ô Chợ Dừa.

Đây là một phố có tới 26 ngõ. Nhiều ngõ mang tên các thôn xóm cũ: như bên dãy số chẵn là các ngõ đền Tương Thuận, Trung Tiền, Trung Tả… bên dãy số lẻ là các ngõ Tô Tiền, Lệnh Cư, Thổ Quan… thuộc hai tổng Tiền Nghiêm và Hữu Nghiêm (xem mục về các ngõ này).

Thời Pháp thuộc, toàn bộ phố Khâm Thiên thuộc về địa phận tỉnh Hà Đông (huyện Hoàn Long). Sau thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội. Đến Cách mạng tháng Tám và sau hòa bình mới được sáp nhập vào nội thành.

Nay thuộc hai phường Khâm Thiên và Thổ Quan, quận Đống Đa.

Phố này có thể là một điểm cư dân khá cổ, vì tương truyền rằng vào thời Hai Bà Trưng cách đây tới hai nghìn năm, ở thôn Thổ Quan (ở phía sau dãy số lẻ) có ba anh em họ Đào đã nổi lên hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà. Ngõ Lệnh Cư là nơi đoàn nghĩa quân này nổ ống lện làm hiệu đi chiến đấu (?).

So vào bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức (1470 – 1497) thì đài thiên văn của nước ta lúc đó cũng xây dựng tại khu vực phố này. Đó là đài Khâm Thiên Giám (có lúc gọi là Tư Thiên Giám) có chức năng là theo dõi thời tiết, nghiên cứu khí tượng, đo đạc sự vận chuyển của trăng sao mà làm ra lịch. Có tên gọi như vậy là theo chữ trong sách Kinh thư: Khâm nhược thiên thời  tức là “Kính theo vận của trời”. Đài này ở vào chỗ ngày nay là khu vực đầu phố, bên dãy số lẻ hoặc lùi vào trong phố chộ Khâm Thiên một chút. Vì theo các sách địa chí cổ thì chỗ đó là đất thôn Khâm Thiên Giám. (Tới 1831 thôn này đã đổi ra là thôn Khâm Đức – Xem thêm mục này). Như vậy đài Khâm Thiên Giám tất phải ở vào chỗ đó. Kết hợp với ký ức của một số cụ già ở phố này cho biết thì chỉ mới cách đây bảy tám chục năm, ở trong phố Chợ Khâm Thiên, gần sang làng Trung Phụng có một cái gò đất cao, gọi tên là núi Thiên Đài. Phải chăng ngày xưa một bộ phận của Khâm Thiên Giám (ví dụ đài xem sao chẳng hạn) đã dựng trên gò này?

So vào bản đồ Hà Nội 1831 thì lúc đó đường phố này cũng đã thành hình, đi qua các thôn sau (tính từ đông sang tây): Tương Thuận, Khâm Đức, Tô Tiền, Trung Tả, Quan Thổ và Xã Đàn. Ba thôn trên thuộc tổng Tiền Nghiêm, và ba thôn dưới thuộc tổng Hữu Nghiêm, đều ở trong huyện Thọ Xương cũ.

Những năm 1930 – 1945 là phố cô đầu, tiệm nhảy, sòng bạc nổi tiếng, phía sau phố là những túp lều xiêu vẹo của dân lao động nghèo nàn tăm tối. Những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến, sau khi thực dân Pháp bất ngờ đánh úp nhà dầu Sen (nay là nhà số 1 phố Khâm Thiên), tự vệ khu phố đã ba lần tập kích vị trí này, gây nhiều thiệt hại cho chúng và nhất là đã kìm chân không cho chúng tiến về ô Chợ Dừa thực hiện ý đồ đánh nống ra ngoại thành. Ngày ấy đền Trung Tả (trong ngõ cùng tên, chỗ nhà số 264 rẽ vào) đã trở thành trạm cứu thương của Liên khu III.

Sau này phố Khâm Thiên đã được đô thị hóa cao.

Ngày 26/12/1972, vào hồi 22 giờ 45 phút, Mỹ đã đem máy bay B.52 đến ném bom rải thảm suốt dọc dải phố này (và khu phố Chợ Khâm Thiên), làm chết 283 người, bị thương 266 người, phá hủy hoàn toàn 534 ngôi nhà và làm hư hỏng 1.200 ngôi nhà khác nữa.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO