Phố Hàng Quạt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

14/08/2017 08:57

Phố Hàng Quạt dài 200m, rộng 8m. Từ phố Lương Văn Can đến ngã ba phố Hàng Nón - Hàng Hòm.


Phố Hàng Quạt dài 200m, rộng 8m.

Phố Hàng Quạt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Từ phố Lương Văn Can đến ngã ba phố Hàng Nón – Hàng Hòm.

Đây nguyên là đất thôn Tố Tịch và thôn Thuận Mỹ, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.

Tên phố có từ thời Pahps thuộc, sau người Pháp đổi tên là “rue des Eventails” năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Quạt. Những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.

Nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm.

Đây là hai phố cũ gộp lại: nửa phía đông là phố Hàng Quạt và nửa phía tây là phố Hàng Đàn (thực ra sự phân chia làm hai phố không rạch ròi). Phố Hàng Đàn ngày xưa là nơi tập trung nhiều nàh làm và bán các loại đàn dân tộc: đàn nguyệt, đàn tranh, đàn bầu, nhị, hồ… Nhưng từ đầu thế kỷ XX chủ yếu là các cửa hàng làm những đồ gỗ chạm như long đình, kiệu bát cống, song loan… Sau nữa lại chuyển sang làm các đồ gỗ thông thường như bàn ghế, tủ chạn…

Còn phố Hàng Quạt thì có những cửa hàng vừa làm quạt, vừa bán quạt – do mình sản xuất và của cả những nơi khác nữa. Nghề làm quạt ở đây là do một số người dân làng Đào Xá, tên nôm là Đầu Quạt, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đem tới. Họ cư trí ở đây, làm quạt, có lập một ngôi đình thờ tổ nghề là một ông họ Đào. Đình đó nay là số nhà 4, gọi là đình Xuân Phiến Thị tức “chợ quạt mùa xuân”. Có lẽ xưa ở đây là một cái chợ chuyên bán các loại quạt cho người các tỉnh về mua.

Quạt phố này có nhiều loại: Quạt Lủ do làng Kim Lũ (huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội) làm ra. Quạt Lủ cũng có nhiều thứ: quạt phất giấy, quạt phất bằng lượt mỏng – một loại lụa bằng ngà… Rồi đến quạt Hới của làng Hải Yến (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên), nan làm bằng trúc. Quạt Vác (Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, Hà Nội) thì có đặc điểm là châm kim rất khéo, khi xòe ra soi lên ánh sáng cứ như là quạt phất bằng lượt.

Và rồi còn cả quạt thóc của làng Vo (Nông Vụ, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội), quạt nan tre đan theo nhiều hình: lá vải, hình thang… của làng Vẽ (Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội), quạt lông ngỗng của làng Đơ Đình (quận Hà Đông)…

Hà Nội vốn có nghề làm quạt cổ truyền. Nguyễn Trãi đã ghi vào Dư địa chí phần nói về Thượng Kinh tức Hà Nội: “Phường Tả Nhất làm quạt”.Ngày nay chưa thể đoán định được phường này ở vào chỗ nào. Chỉ biết rằng cho tới cuối thế kỷ XIX ở thôn Yên Nhất (nay là khu vực cuối phố Huế) cũng có nghề làm quạt giấy. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là phố Hàng Quạt ở thôn Thuận Mỹ. Thôn này có đình và đền, nay vẫn còn: đền ở số nhà 64, và đình ở số nhà 74.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Đừng bỏ lỡ
Phố Hàng Quạt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO