Phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

14/08/2017 08:50

Phố Hàng Ngang dài 152m, rộng 8m. Từ phố Hàng Đường đến phố Hàng Đào.

Phố Hàng Ngang dài 152m, rộng 8m.
Phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Từ phố Hàng Đường đến phố Hàng Đào.

Đây nguyên là đất phường Diên Hưng, tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương cũ.

Phố Hàng Ngang có từ trước thời Pháp thuộc, sau người Pháp gọi là “rue des Cantonnais” tức là “phố Người Quảng Đông” năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Ngang như dân chúng vẫn quen gọi. Các lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.

Nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm.

Từ đời Lê, người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long. Họ ở tập trung tại một số phố, theo hàng bang (ví dụ bang Quảng Đông thì ở phố Hàng Buồm, phố Hàng Ngang… bang Phúc Kiến thì ở phố Lãn Ông, phố Cửa Đông…). Phố Hàng Ngang phần lớn là Hoa kiều gốc Quảng Đông, mà tỉnh này lại có tên cổ là Việt, cho nên các sách địa chí cũ gọi phố này là phố Việt Đông.

Còn cái tên Hàng Ngang thì chưa thể khẳng định lai lịch của nó. Một thuyết cắt nghĩa rằng thời xưa, ở hai đầu phố có dựng hai cai cổng chắn ngang đường, tối đến là đóng lại, có phu canh gác, do đó mà thành tên.

Thực ra trong sách Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ có chép: “Phường Diên Hưng và phường Đồng Lạc là phố Hàng Áo, bán các thứ tơ lụa, vóc nhiễu”. Như vậy có lẽ trước khi người Hoa kiều tới đây mua nhà kinh doanh thì Hàng Ngang (tức phường Diên Hưng) và đoạn đầu phố Hàng Đào (tức phường Đồng Lạc) dân ta bán quần áo và cả yếm nữa (vì đình phường Đồng Lạc còn có tên là đình Hàng Yếm). Trước đây ở phố Hàng Ngang quá nửa số dân là người Hoa. Nhiều người đã thay đổi y phục theo phong tục Việt Nam nên dân ta gọi là người Minh Hương (tức người Việt gốc quê nhà Minh). Phố Hàng Ngang cho tới đầu thế kỷ XX có nhiều hiệu tơ lụa lớn của người Minh Hương đều có họ hàng với nhau: Phan Đức Thành (số 2), Phan Thái Thành (số 4), Phan Hưng Thành (số 26), Phan Vạn Thành (số 40), Phan Dụ Thành (số 56), Phan Hòa Thành (số 60)… Người Việt buôn tơ lụa lớn thì có Trịnh Phúc Lợi (số 7), Lợi Quyền (số 27). Sau người con cụ Phúc Lợi là ông Trịnh Văn Bô chuyển sang số nhà 48 cùng phố.

Người Hoa ở Hàng Ngang còn mở nhiều hiệu bán chè “Tàu”. Sinh Thái, Chính Thái, Ninh Thái… Chè đựng trong lọ sứ, lọ thiếc, hoặc gói giấy… nhãn hiệu chữ Trung Quốc song đa số lại là chè Phú Thọ được sao chế tại Hàng Ngang và đóng nhãn hiệu Vũ Di Sơn, Phúc Kiến (!).

Ngày nay, ở phố này có một ngôi nhà đã gắn liền với lịch sử cách mạng vẻ vang của dân tộc. Đó là ngôi nhà số 48 đã nhắc ở trên. Trước cửa hiệu có gắn một tấm bảng đá nổi bật dòng chữ vàng: “Trong ngôi nhà này, tại một phòng gác nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”. Nguyên là ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi rực rỡ. Ngày 22 tiếp đó, tại số nhà 48 này, đồng chí Trường Chinh cùng với Thường vụ Trung ương Đảng họp bàn, ra chỉ thị cho các nơi tiếp tục giành chính quyền và bàn việc đón Bác Hồ về Hà Nội.

Ngày 24, Bác Hồ vè tới thôn Phú Xá và tối đó Bác lên nghỉ ở thôn Phú Gia (nay đều thuộc xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội) nơi mà Thường vụ Trung ương Đảng đã đặt trụ sở bí mật từ 1941.

Ngày 25, Bác về nội thành, ở tại ngôi nhà 48 này là nhà của vợ chồng nhà thương gia yêu nước Trịnh Văn Bô – Hoàng Minh Hồ, tham gia Việt Minh. Bác và các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương ở tại tầng gác hai. Tại đây Bác đã chủ tọa cuộc họp đầu tiên của Thường vụ tại Hà Nội, đã quyết định một số vấn đề quan trọng: tổ chức mít tinh để Chính phủ Lâm thời ra mắt quốc dân và thảo bản Tuyên ngôn độc lập,  một văn kiện có tầm quan trọng lớn lao trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO