Phố Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

08/08/2017 10:58

Phố Hàng Gai dài 273m, rộng 11m. Từ phố Hàng Đào, cạnh quảng trường Đông Kinh nghĩa thục đến ngã tư Hàng Hòm - Hàng Trống, nối với phố Hàng Bông, cắt ngang phố Lương Văn Can.


Phố Hàng Gai dài 273m, rộng 11m.


Phố Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Từ phố Hàng Đào, cạnh quảng trường Đông Kinh nghĩa thục đến ngã tư Hàng Hòm – Hàng Trống, nối với phố Hàng Bông, cắt ngang phố Lương Văn Can.

Đây nguyên là đất phường Đông Hà (nửa phố phía đông) và phường Cổ Vũ (nửa phố phía tây), đều thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.

Dấu vết hai phường này là hai ngôi đình cổ: đình Đông Hà ở số nhà 46, thờ Quý Minh là một người em của Sơn Tinh, có cống chống Thủy Tinh (xem mục Kim Liên), và đình Cổ Vũ ở số nhà 85 thờ Bạch Mã cùng Linh Lang (xem mục Hàng Buồm và Cầu Giấy). Rất tiếc đình Đông Hà vừa mới biến thành nhà tư, còn đình Cổ Vũ thành trường mẫu giáo.

Phố Hàng Gai có từ trước thời Pháp thuộc, sau người Pháp gọi là “rue du Chanvre”, năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Gai, những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này. Tên dân gian còn gọi là phố Hàng Thừng.

Nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm.

Cứ như tên gọi thì phố này đời xưa chuyên bán các thứ dây gai, dây đay, võng, thừng… Nhưng từ thế kỷ XIX, nghề in sách đã du nhập vào đây. Nhiều cửa hàng khắc ván, in sách và bán sách mở ra, đã đẩy các hàng bán dây gai lên phường Đông Thành, phố Bát Đàn. Đặc biệt mỗi năm, khi gần tới tết Trung thu, phố này là nơi bày bán các loại đèn xếp, đèn kéo quân và đồ chơi truyền thống của trẻ em.

Đoạn đầu phố, từ chỗ giáp phố Hàng Đào tới phố Tố Tịch, xưa kia là phố Hàng Tiện, vì ở đây có những cửa hàng vừa làm vừa bán các hàng gỗ tiện do người làng Nhị Khê ra đây kinh doanh (xem mục Hàng Hành) như: mâm bồng, đài rượu, ống hương, cũng như chấn song cửa, bàn tròn, mâm gỗ và cả các đồ chơi trẻ em như khay, chén, nồi, hỏa lò… tất thảy đều nhỏ tí xíu. Nối vào phố Hàng Tiện mới là dãy phố in sách, bán sách. ĐÌnh Cổ Vũ có một dãy nhà ở mé trong cũng từng là một “nhà máy in” lớn thời xưa. Thời đó, việc in sách được tiến hành như sau: trước hết thuê người viết chữ đẹp chép đúng như quy cách của quyên sách định in. Chép xong chuyển sang khắc. Khi in người thợ đặt bản khắc trên một cái đệm rơm, dùng chổi con quét một lượt mực, đặt tờ giấy lên rồi lấy xơ mướp xoa thật đều. Cứ mỗi tờ (gập lại thành hai trang) là một bản khắc. Sách bao nhiêu tờ là bấy nhiêu bản khắc. Các sách nhiều tập – như sách lịch sử - thì bản khắc đầy một gian nhà. Và chính cái việc chứa giữ các bản gỗ này đã trở thành một thuật ngữ chỉ các nhà xuất bản thời xưa. Ví dụ: phố Hàng Gai cho tới cuối thế kỷ XIX, còn có những Quán Văn Đường tàng bản, Tụ Văn Đường tàng bản… thì tàng bản tức là “chứa bản khắc gỗ” vậy. Đó là những nhà xuất bản nổi tiếng, đã in đủ loại sách. Những Tứ thư, Ngũ kinh, những Truyện Kiều, Nữ tú tài, Phan Trần… phần lớn là từ những “tàng bản” đó mà ra.

Cùng với thời Pháp thuộc, các nhà in chữ quốc ngữ lấn át các nhà “tàng bản”: nhà in Đông Kinh ở số nhà 82, nhà in Ngô Tử Hạ ở số nhà 104. Và hàng tạp hóa đầu tiên của lái buôn Pháp Ba-danh mở ở nơi tòa công sứ cũ. Rồi xuất hiện các hàng tạp hóa khác, các hiệu mũ, hiệu kính thuốc…

Trong những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến, phố Hàng Gai là ranh giới phía nam của Liên khu I. Cho tới ngày Trung đoàn Thủ đô rút ra ngoài thành phố, phố Hàng Gai ở trong thế mặt giáp mặt với quân giặc: dãy phố bên số lẻ bị địch kiểm soát, dãy phố bên chẵn là tuyến lửa của ta. Các tài liệu ghi chép về thời kỳ đó (như “Hà Nội 60 ngày khói lửa” của Vương Thừa Vũ, hay “Trung đoàn Thủ đô”của Duy Đức) đều nhắc tới một người học sinh dũng cảm ngoan cường của phố này. Đó là Lương Vỵ, học sinh trung học, chỉ huy đại đội tự vệ phố Hàng Gai, trong 15 ngày liền, đã len lỏi suốt từ phố Hàng Gai sang phố Hàng Da để tiêu diệt địch. Anh là một trong số những người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ của Liên khu I. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Phố Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO