Phố Hàng Đường, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

07/08/2017 09:59

Phố Hàng Đường dài 180m, rộng 8m. Nối phố Đồng Xuân với phố Hàng Ngang, cắt qua ngã tư với Hàng Cá - Ngõ Gạch.


Phố Hàng Đường dài 180m, rộng 8m.

Phố Hàng Đường, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Nối phố Đồng Xuân với phố Hàng Ngang, cắt qua ngã tư với Hàng Cá – Ngõ Gạch.

Đây nguyên là phần đất của thôn Vĩnh Thái (đoạn đầu phố) và thôn Đông Hoa Nội tự (đoạn cuối phố), tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ thứ XIX thôn Vĩnh Thái đổi ra là Vĩnh Hanh, và thôn Đông Hoa Nội Tự hợp nhất với hai thôn Đông Hoa Môn và Hậu Đông Hoa thành ra thôn Đức Môn (tổng Hậu Túc cũng đổi tên là Đồng Xuân).

Dấu vết các thôn xóm cũ này là các ngôi đền chùa còn sót lại tới nay: đình Vĩnh Hanh, đình Đức Môn và chùa Đông Môn.

Phố Hàng Đường  có từ trước thời Pháp thuộc, sau người Pháp gọi là rue du Sucre, năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Đường, các lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên phố Hàng Đường.

Nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm.

Đình Vĩnh Hanh nay ở gác 3 số nhà 91B, đình Đức Môn nay là số nhà 38, thờ Ngô Văn Long, một danh tướng đời Hùng Duệ Vương (thứ 18) nơi thờ chính là chùa Hàm Long (xem mục Hàm Long). Tại đình này có một đôi câu đối hay:

Hùng đồ thập bát thế, tá mệnh ngật kim, phật tử huân thần tiêu vĩ vọng.

Đông quán sổ bách niên, giáng thần nhu hậu, kỳ tiêm giát mộng kỷ thần hưu.

Dịch:

Giúp nước từ Vua Hùng đời thứ 18, con Phật tôi hiền nên công vĩ đại.

Giáng thần ở Cầu Đông mấy trăm năm trước, thẻ ban mộng ứng ghi dấu uy linh.

Còn chùa Đông Môn thì thường được gọi nôm là chùa Cầu Đông, nay số nhà 38B, hiện còn giữ được nhiều bia cổ, ghi lại vị trí, quá trình xây dựng chùa… Đó là các bia đá khắc vào những năm 1624, 1639, 1711, 1819. Lại còn có một quả chuông đề chữ Đông Môn Tự Chung (chuông chùa Đông Môn) đúc đời Tây Sơn, năm Cảnh Thịnh thứ 8 (tức 1800). Ngày trước, sông Tô Lịch từ cửa sông chỗ Chợ Gạo đi qua phố Nguyễn Siêu, Ngõ Gạch, cắt ngang phố Hàng Đường rồi đi chéo sang phố Hàng Lược mà lên Bưởi. Để đi qua khúc sông Tô ở chỗ Hàng Đường này có một cái cầu đá, gọi là Cầu Đông (cầu của thôn Đông Hoa Môn). Tương truyền ở đầu cầu có một tượng Phật đặt trên bệ lộ thiên. Tượng bằng đá ngồi xếp bằng tròn, miệng tủm tỉm cười, nên có tên là tượng Tiêu Phật (Phật cười).

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Phố Hàng Đường, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO