Phố Hàng Da, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

03/08/2017 08:37

Phố Hàng Da dài 240m, rộng 8m. Từ phố Đường Thành đến phố Hàng Bông.


Phố Hàng Da dài 240m, rộng 8m.


Phố Hàng Da, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Từ phố Đường Thành đến phố Hàng Bông.

Đây nguyên là đất thông Yên Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ.

Phố Hàng Da có từ trước thời Pháp thuộc, sau người Pháp gọi là rue des Cuirs, năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Da, các lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên phố này.

Nay thuộc phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm.

Ngày trước phố có bán cá loại da trâu, bò thuộc. Đây chỉ là nơi bày bán, còn nơi sản xuất (tức là nơi thuộc da) thì ở trong khu vực giữa ngõ Tạm Thương và phố Yên Thái vì nơi đó có nhiều bãi cỏ rộng thuận tiện cho việc phơi phóng. Đầu phố Hàng Da có chợ cùng tên. Đây vốn là chợ nhỏ, kiểu chợ làng, bán rau cỏ và chủ yếu là bán da trâu bò sống hoặc phơi khô, trong chợ chỉ có vài cái lều tạm, cho nên các gánh hát hay gánh xiếc thường thuê chợ diễn vào buổi tối. Mãi tới khoảng 1937 – 1938 mới xây cầu chợ, chợ từ đó mới định hình. Năm 1942 khi đó phát xít Nhật đang đóng ở Hà Nội và máy bay Mỹ đã tới ném bom, trúng chợ Hàng Da, chết rất nhiều người.

Một hiện tượng văn hóa đáng chú ý là ngôi nhà số 14 vào khoảng 1936 – 1940 là cửa hàng may Lemur, chuyên tung ra thị trường các kiểu áo phụ nữ tân thời do họa sĩ Cát Tường tạo mốt gây nên phong trào cải cách y phục đáng kẻ ở thời kỳ đó.

Trong những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến, phố này là ranh giới phía tây của Liên khu I. Khoảng cuối tháng 12 năm 1946, trong động một phong trào đánh du kích quấy rối địch ở nội thành. Thế là từ vị trí rạp chiếu bóng Ô-lanh-pi-a (nay là rạp Hồng Hà) các chiến sĩ tự vệ đã quật ngã nhiều quân Pháp thập thò ở phía Đường Thành và Phùng Hưng. Quân địch đã phải dùng chiếu căng ngang đường để hòng che mắt các chiến sĩ ta, nhưng đến đêm quân ta lại bí mật tiếp cận, vẩy xăng châm lửa đốt các tấm chiếu đó.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Phố Hàng Da, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO