Phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

31/07/2017 09:42

Phố Hàng Bông dài 932m, rộng 9m. Từ ngã tư Hàng Trống - Hàng Hòm - Hàng Gai, cắt ngang qua các ngã tư với phố Hàng Mành - Lý Quốc Sư, Đường Thành - Phủ Doãn, Hàng Da - Quán Sứ đến ngã năm Cửa Nam.

Phố Hàng Bông dài 932m, rộng 9m.

Phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Từ ngã tư Hàng Trống – Hàng Hòm – Hàng Gai, cắt ngang qua các ngã tư với phố Hàng Mành – Lý Quốc Sư, Đường Thành – Phủ Doãn, Hàng Da – Quán Sứ đến ngã năm Cửa Nam.

Đất các thôn Kim Bát thượng, Kim Bát hạ, tổng Tiền Túc; Thương Môn Đông hạ, Yên Trung hạ, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ.

Thời Pháp thuộc gọi là “rue du Coton” phố Hàng Bông. Sau cách mạng ta đã chính thức hóa tên gọi này.

Nay thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm.

Hàng Bông thực ra mới chỉ có khoảng dăm chục năm nay, dùng để gọi gộp nhiều phố. Trước đó, phố này chia ra nhiều đoạn phố khác nhau với những tên gọi riêng. Đoạn đầu, ngay chỗ giáp phố Hàng Gai đến đầu phố Hàng Mành có tên là phố Hàng Hài vì thời trước ở đây sản xuất và bày bán các loại hài. Hài thật thì đế bằng gỗ vuông, mũi bằng lụa thêu kim tuyến, hài giả thì bằng giấy ngũ sắc, trang kim, dùng vào việc thờ tự. Đây chính là phần đất của thôn Kim Bát thượng. Nối tiếp Hàng Hài là phố Hàng Bông Đệm, từ phố Hàng Mành đến đầu phố Hàng Da, là nơi bật bông và bán các loại chăn đệm. Đây là địa phận thôn Kim Bát hạ. Cả hai thôn Kim Bát này đều thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương (tới giữa thế kỷ XIX, tổng này đổi ra là Thuận Mỹ và hai thôn kia hợp với thôn Cổ Vũ thượng thành ra thôn Kim Cổ). Tiếp đó là đoạn phố Hàng Bông Cửa Quyền, là nơi có cây đa cũng gọi cây đa Cô Quyền. Sau ngôi miếu đó bị sét đánh đổ và cây đa bị đốn đi nhưng vẫn để lại cái tên Cô Quyền hoặc Cửa Quyền cho đoạn phố này. Đó là phần đất thôn Thương Môn Đông hạ, tổng Tiền Nghiêm. Sau thôn này hợp với thôn Anh Mỹ thành thôn Đông Mỹ, và tổng này cũng đổi ra tổng Vĩnh Xương. Nối với Hàng Bông Cửa Quyền là Hàng Bông Lờ tức đoạn từ ngõ Hội Vũ tới đầu phố Cửa Nam. Gọi như vậy vì ở đây là nơi chuyên nhuộm màu xanh do đó có tên là phố Hàng Lam. Đây chính là phần đất thôn Yên Trung hạ, cũng thuộc tổng Tiền Nghiêm (tức sau là Vĩnh Xương).

Phố Hàng Bông là dãy phố còn giữ được khá nhiều đình miếu cổ: đền Phúc Hậu, đình Tam Thánh, đình Lương Ngọc, đình Kim Hộ, đền Vọng Tiên, đình Thiên Tiên, đình Đông Mỹ… Trong số này, có những nơi liên quan tới lịch sử của Thủ đô. Ví như ngồi đền Phúc Hậu, nay là tầng gác của nhà số 2 là nơi thờ ông tổ nghề tráng gương, đồng thời là một người hay giúp dân phố trong việc tìm trẻ lạc. Không rõ ông quê ở đâu, sinh mất năm nào, chỉ biết bài vị ghi tên là Trần Nhuận Đình, và theo văn bia ở đề này thì ông có đi sứ phương Bắc vào đời Trần (?). Ngoài việc dạy cho dân thôn Kim Bát, Cổ Vũ nghề tráng gương, ông còn là người rất yêu trẻ. Hễ cháu nào lạc là ông không ngại khó khăn, đi tìm bằng được. Do đó dân phố gọi ông là Phúc Hậu.

Đền Lương Ngọc số nhà 68A là do dân làng Lương Ngọc (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Hưng) ra trú ngụ tại Thăng Long xây dựng nên để thờ vọng về quê.

Đình Kim Hội số nhà 95, thờ Trần Hưng Đạo. Ở đây cũng có một đôi câu đối đầy tự hào về người anh hùng này:

Tây Kết phấn binh uy, vạn cổ anh thanh kinh Bắc địa

Đông A lưu thánh tích, thiên thu linh ứng chấn Nam thiên.

Nghĩa là:

Tây Kết dấy quân uy, muôn thuở danh tiếng anh hùng làm đất Bắc (Trung Quốc) kinh hãi.

Đông A (họ Trần) lưu dấu thánh, nghìn năm sự linh ứng vang dội trời Nam.

Hay như đền Vọng Tiên ở số nhà 120B thì chính là nơi ghi dấu huyền thoại Lê Thánh Tông (1460-1497) gặp tiên. Chuyện kể rằng có một lần vua này đi vãng cảnh chùa Ngọc Hồ (nay còn ở phố Nguyễn Khuyến, xem thêm mục phố này) bắt gặp một thiếu nữ xinh đẹp. Cô này đã chưa thơ cho vua. Vua cảm phục, mời lên xe loan đưa về cung. Nhưng mới đi tới cửa Đại Hưng thì cô biến mất. Vua bèn sai lập đền ngay ở chỗ đó gọi là lầu Vọng Tiên. Sách Long Biên bách nhị vịnh  cho biết rằng: “Lầu Vọng Tiên ở cách cửa Đại Hưng 100 bước về phía trước. Đến đời Gia Long xây thành mới, cửa Đại Hưng và lầu này bị dỡ bỏ. So với thành mới thì cửa Đại Hưng ở vào phía trong cửa Đông Nam, cách cửa này 20 bước. Còn nền cũ lầu Vọng Tiên thì ở chỗ mang cá phía ngoài cửa Đông Nam. Lầu này được dời đến thôn Bát Hạ”. Như vậy thì đền Vọng Tiên ở phố Hàng Bông chỉ có thể được xây dựng từ sau khi xây lại thành Thăng Long tức là sau năm 1805. Còn lầu Vọng Tiên gốc thì hẳn phải là ở vào chỗ bây giờ là mé đằng sau phố Tống Duy Tân, nơi có đường xe lửa chạy qua.

Còn đình Thiên Tiên ở số nhà 120 thì có thể là nơi thờ Lý Thường Kiệt.

Trong những năm đầu thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã lập một trường tiểu học của thành phố. Cũng ở đây đã có những nhà in đầu tiên của tư sản Việt Nam: Nghiêm Hàm ấn quán, Trung Bắc, Mạc Đình Tư… Nhà thơ Tản Đà cũng đã mở hiệu sách ở đây, số nhà 58: Tản Đà thư quán. Đối với lịch sử cách mạng Thủ đô, phố Hàng Bông có 1 ngôi nhà liên quan tới những ngày đầu thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Đó là nhà số 177, tại đây vào đầu tháng 6/1930, Ban chấp hành Đảng bộ chính thức thành phố Hà Nội đã thành lập và cử ông Nguyễn Ngọc Vũ làm Bí thư Thành ủy.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO