Phố Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

31/07/2017 09:02

Phố Hàng Bồ dài 272m, rộng 6m. Từ ngã tư phố Hàng Đào - Hàng Ngang đến ngã tư phố Hàng Thiếc - Thuốc Bắc - Bát Đàn, cắt ngang ngã tư Hàng Cân - Lương Văn Can.

Phố Hàng Bồ dài 272m, rộng 6m.

Phố Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Từ ngã tư phố Hàng Đào – Hàng Ngang đến ngã tư phố Hàng Thiếc – Thuốc Bắc – Bát Đàn, cắt ngang ngã tư Hàng Cân – Lương Văn Can.

Đây nguyên là đất thôn Xuân Hoa (đoạn phía Đồng) và thôn Nhân Nội (đoạn phía tây), tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Xuân Hoa hợp với thôn Yên Hoa thành thôn Xuân Yên. Và tổng Tiền Túc cũng đã đổi ra là tổng Thuận Mỹ.

Thời Pháp thuộc phố này là “rue des Paniers” phố Hàng Bồ. Sau cách mạng ta đã chính thức hóa tên gọi này.

Nay thuộc phường Hàng Đào và Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm.

Dấu vết các làng cũ ở phố Hàng Bồ là những đình miếu còn sót lại: đền Xuân Yên (của thôn Xuân Hoa cũ) ở số nhà 44 phố Hàng Cân thờ công chúa Lân Ngọc (?), đền Xuân Yên (của thôn Yên Hoa cũ) ở số nhà 6 phố Lương Văn Can thờ Nguyên quận phu nhân (?), đền Nhân Nội ở số nhà 84A phố Hàng Bồ cũng thờ công chúa Lân Ngọc và đình Nhân Nội ở số nhà 33 phố Bát Đàn thờ thần Bạch Mã. Thôn Nhân Nội vốn có tên nôm là thôn Hàng Nồi (có lẽ ngày trước ở đây có nghề làm hoặc bán nồi đất). Gọi là Hàng Bồ vì ở đoạn giữa phố, cho tới đầu thời Pháp thuộc, là nơi tập trung những cửa hàng bán các thứ bồ đan bằng tre nứa. Còn đoạn đầu phố, chỗ tiếp giáp phố Hàng Đào, Hàng Ngang thời xưa có tên là phố Hàng Dép. Ở đây tập trung các cửa hàng bán guốc dép. Đủ loại guốc: guốc đẽo bằng gốc tre, guốc gõ khắc hoa quai da láng, guốc giày có đế gỗ mà mũi bọc da mộc… Và đủ loại giày dép: dép quai ngang, dép cong, giày hạ (chon am giới), giày cườm và giày mang cá (cho nữ giới)…

Theo gia phả một số họ lớn, như họ Nguyễn ở Du Lâm (nay thuộc huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội) thì vào thời Lê mạt – Nguyễn sơ (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX) ở phố Hàng Bồ còn có nhiều dinh cơ của các quan lại, đến mức là đương thời đã gọi phố này là “Ô Y hạng” tức “Ngõ áo đen”, lấy điển tích là ở kinh đô nhà Tấn (Trung Quốc, thế kỷ thứ IV) có một ngõ tập trung toàn dinh cơ các cơ quan lại quý tộc thuộc họ Vương, họ Tạ. Họ thường mặc áo đen nên dân chúng gọi ngõ ấy là Ô Y hạng.

Giữa phố có một ngôi đình đã mất: đình của các thợ kim hoàn Định Công dựng để thờ tổ nghề: nhà số 53. Sau các thợ này rút về làng, bán đình cho nhà tư sản Phạm Lê Bẩy. Ông này xây nhà ba tầng làm cửa hàng. Nay là trụ sở báo Lao động.

Khoảng những năm đầu thế kỷ XX, có nhiều Hoa kiều gốc Triều Châu cư trú ở đây, họ cân thóc gạo và hoa quả, một số thì mở hiệu ảnh. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bản quyền sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong phát triển công nghiệp văn hóa?
    Nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tạo bỏ nhiều công sức tạo ra tác phẩm, sản phẩm, nhưng ngay chỉ hôm trước hôm sau, tác phẩm đã bị “đạo”, “nhái”, hoặc khai thác trên các nền tảng khác mà không được phép... Nghệ sĩ, nhệ nhân, nhà sáng tạo liệu có thể tự bảo vệ mình trước tình trạng này?
  • Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khơi dậy tình yêu lịch sử qua trải nghiệm tour di sản sáng tạo
    Qua 4 mùa tổ chức, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 (từ 9 - 17/11) thí điểm thêm những lựa chọn hình thức trải nghiệm theo tour di sản sáng tạo, giúp nhân dân khám phá và tiếp cận những công trình di sản theo cách vừa mới lạ vừa gần gũi hơn, từ đó khuyến khích nhân dân biến những vốn di sản tinh hoa của thành phố này thành vốn tri thức và sáng tạo của chính mình và cộng đồng.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Những hoạt động, dịch vụ hấp dẫn tại Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend
    Trong khuôn khổ “Mùa Đông xứ Huế” của Festival Huế sẽ diễn ra “Tuần du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend” từ ngày 22 - 24/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế (số 23 - 25 Lê Lợi, TP Huế).
  • Đại học Huế trên đường phát triển thành Đại học Quốc gia
    Sau khi tổ chức lại vào năm 1994, Đại học Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay đang triển khai thực hiện Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Phố Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO