Phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

31/07/2017 08:59

Phố Hàng Bài dài 616m, rộng 14m. Từ cuối phố Đinh Tiên Hoàng (bờ hồ Gươm) đến ngã tư phố Huế - Hàm Long, cắt ngang qua các phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo.

Phố Hàng Bài dài 616m, rộng 14m.

Phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Từ cuối phố Đinh Tiên Hoàng (bờ hồ Gươm) đến ngã tư phố Huế - Hàm Long, cắt ngang qua các phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo.

Đây nguyên là đất thôn Hậu Lâu, tổng Hữu Túc, thôn Vũ Thạch Hạ, tổng Tả Nghiêm và hai thôn Hữu Vọng, Hàm Châu thuộc tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Hậu Lâu hợp nhất với thôn Hậu Bi thành thôn Cựu Lâu, thôn Vũ Thạch Hạ nhập với thôn Vũ Thạch Thượng gọi chung là thôn Vũ Thạch, Hữu Vọng đổi là Vọng Đức, Hàm Châu hợp với thôn Tràng Khánh thành Hàm Khánh.

Thời tạm chiếm, Pháp gọi phố này là rue des Cartes, sau đổi thành đại lộ Đồng Khánh (boulevard Đồng Khánh), năm 1945 đổi tên thành phố Triệu Quang Phục, năm 1949 – 1951 lấy lại tên đại lộ Đồng Khánh. Sau hòa bình, lấy lại tên phố cổ là Hàng Bài.

Gọi là Hàng Bài vì có một thời ở đoạn đầu phố là nơi tập trung những nhà làm banms các cỗ bài lá, như tổ tôm, tam cúc… Phố này nằm trong khu vực mở rộng ngay từ những năm đầu của thời Pháp thuộc. Chính vào thời này, chỗ đầu phố trong sang hồ Gươm còn có chợ gọi là chợ Mới hoặc chợ Hàng Bài. Ngày 21/8/18941m thực dân Pháp đã đem bốn nghĩa quân Bãi Sậy từ Hưng yên về xử tử ở ngay chợ này, trong đó có ông Đề Tịnh mà thái độ bình thản của ông đã khiến thực dân phải sợ. Một tờ báo bằng chữ Pháp xuất bản ở Hà Nội số ra ngày hôm sau đó đã thuật rằng mặc dầu lưỡi dao đã hạ xuống gần cổ mà Đề Tịnh vẫn tươi cười như không.

Cũng thời gian này, nghề làm bài lá đã trục ra khỏi phố, nhường chỗ cho các công sở và các hãng buôn lớn của Pháp. Ngay đầu phố, chợ Mới đã nhường chỗ cho một hãng buôn tạp hóa lớn nhất Hà Nội là “Liên hợp thương mại Đông DƯơng” (L’Union commercial indochinoise) mà say dân chúng quen gọi là “hiệu Gô-đa” nay là chỗ Công ty Thương mại Tràng Tiền. Chính ở hàng này, vào đầu tháng 5/1909 đã từng nổ ra một cuộc bãi công của trên hai trăm công nhân và viên chức. Cuộc bãi công này đã làm xôn xao dư luận, khiến chính quyền thực dân rất lo lắng.

Đối diện với Gô-đa là các hiệu thuốc Tây, các cửa hàng thực phẩm, hàng bảo hiểm… ở giữa phố là trại lính khố xanh (nay là khu số nhà 40), rồi rạp chiếu bóng Ma-giét-tích và rất nhiều dinh thự của Pháp. Có một trường học dành riêng cho nữ sinh người Việt duy nhất ở Hà Nội (cũng là duy nhất ở Bắc Kỳ) ở đây, đó là trường Đồng Khánh, nay là trường trung học Trưng Vương.

Vào những ngày đầy của cuộc Toàn quốc kháng chiến, Hàng Bài thực sự là chiến trường. Nguyên từ sau ngày cách mạng thành công, ta đã chuyển trại lonhs khố xanh thành trại Vệ quốc đoàn Trung ương. Tới tháng 12/1946 tại đây có một trung đội đóng giữ. Ngoài ra, còn có một số tự vệ đường phố gồm những thanh niên hăng hái, nhiệt tình cùng tham gia canh gác đường phố. Sáng sớm ngày 20/12/1946, tức là chỉ một đêm sau khi nổ súng kháng chiến, tự vệ Hàng Bài đã kịp thời tiêu diệt các ổ súng bí mật của giặc từ trong các “nhà tây” khi đó khá dày đặc ở phố này. Còn trong rạp Ma-giét-tích (nay là rạp Tháng Tám) thì có một đơn vị lính lê dương đóng từ trước. Trung đội Vệ quốc đoàn đóng ở bên này đường liền cử 1 chiến sĩ bí mật bò sang rạp đó tìm cách giật bom. Nhưng bom không nổ! Anh lấy súng trường gí bắn vào ngòi kíp, mặc dù anh rất biết là nếu bom nổ thì anh cũng hy sinh. Nhưng bom vẫn không nổ! Thế là 1 tiểu đội Vệ quốc đoàn phải vượt ngang đường sang đánh trực diện mới tiêu diệt được địch.

Sau đó 1 ngày, tức là vào sáng ngày 21, giặc Pháp cho máy bay ném bom dọc phố, rồi cho bộ binh tiến đánh trại Vệ quốc đoàn Trung ương. Bộ đội ta theo đường hầm rút sang nhà số 51 Trần Hưng Đạo. Địch tiến theo. Quân ta nhanh trí theo đường ngầm bí mật luồn trở lại, bất ngờ nổ súng, đánh quật vào sau lưng địch, đập tan đợt tấn công đó của chúng.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Hà Nội “trách nhiệm, hành động” trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Nhằm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Thành phố hiệu quả, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm năm 2025 tại kỳ họp thứ 24.
  • Bắc bộ có mưa kéo dài liên tiếp nhiều ngày tới
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện tại khu vực Bắc bộ đang có mưa rào và giông trên diện rộng. Dự báo, đợt mưa này sẽ duy trì và kéo dài đến ngày 2/7 tới đây.
Đừng bỏ lỡ
Phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO