Phố Hàn Thuyên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

28/07/2017 16:11

Phố Hàn Thuyên dài 372m, rộng 7m. Từ ngã sáu đầu phố Trần Hưng Đạo đến ngã năm đầu phố Lò Đúc.

Phố Hàn Thuyên dài 372m, rộng 7m.

Phố Hàn Thuyên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Từ ngã sáu đầu phố Trần Hưng Đạo đến ngã năm đầu phố Lò Đúc.

Đây nguyên là dải đất ven hồ Hữu Vọng, thuộc địa phận thôn Nhân Chiêu, là một trong 19 phường thôn hợp thành tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, tổng này đổi ra là tổng Thanh Nhàn và chỉ còn có 8 thôn phường vì một số thôn đã hợp lại với nhau. Thôn Nhân Chiêu hợp với các thôn Đức Bác, Hương Thái, Hoa Viên... thành ra thôn mới là Hương Viên. Đình thôn Nhân Chiêu cũ nay vẫn còn ở số nhà 7B phố Hàn Thuyên, thờ thần Bạch Mã.

Thời Pháp thuộc đây là phố Pa-vi (rue Pavie) có từ trước năm 1913. Tên hiện nay được đặt từ sau cách mạng.

Hàn Thuyên tên thật là Nguyễn Thuyên, người làng Vụ Cầu, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Ông đã đỗ thái học sinh (tiến sĩ) năm 1247, sau làm tới Thượng thư Bộ Hình. Sử chép tháng 8 năm Nhâm Ngọ (1282) có cá sấu (ngạc ngư) vào sông Lô (tên gọi sông Hồng thời đó). Vua Trần Nhân Tông sai Nguyễn Thuyên làm bài văn thả xuống sông. Cá sấu bỏ đi. Việc này giống như Hàn Dũ đời Đường (Trung Quốc) đã làm, nên vua Trần cho Nguyễn Thuyên đổi ra là họ Hàn. Từ đó sử gọi ông là Hàn Thuyên.

Tương truyền ông là người đầu tiên dùng chữ nôm (tiếng Việt) làm thơ theo luật Đường. Vì vậy đời sau gọi thơ nôm làm theo các thể thất ngôn bát cú, tứ tuyệt là thơ Hàn luật.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung ra mắt ca khúc "Đất ơi nở hoa" mừng ngày thống nhất non sông
    Nhân dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung giới thiệu ca khúc mới "Đất ơi nở hoa". Tác phẩm mang âm hưởng dân ca, là lời tri ân sâu sắc gửi đến quê hương, đất nước và mẹ trong những ngày tháng Tư lịch sử.
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Khơi dậy lòng yêu nước cho học sinh từ tiết học lịch sử đặc biệt
    Tháng Tư về, mang theo nắng đầu hạ và ký ức thiêng liêng của những ngày tháng tư lịch sử của đất nước, về những câu chuyện lịch sử của đại thắng mùa xuân 1975. Trong dòng chảy tưởng như vô hình của thời gian, có những khoảnh khắc cần được níu giữ, có những câu chuyện cần được kể lại – không chỉ bằng sách vở, mà bằng cả trái tim. Và tại Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình - TP Hà Nội) cô và trò lớp 4A6 đã cùng nhau hòa mình vào không khí của những ngày đất nước thống nhất qua tiết học lịch sử đặc biệt.
  • Nghỉ lễ 30/4-1/5, Hà Nội điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm
    UBND quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội vừa có thông báo mới nhất về việc điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm và khu vực phố cổ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Đừng bỏ lỡ
Phố Hàn Thuyên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO