Phở Hà  Nội của tôi

cuocsongviet| 06/03/2013 12:11

(NHN) Аi xa Hà  Nội có bao nhiêu điửu để nhớ, để níu kéo trở vử. Những chứng tích lịch sử­ ngà n năm, những con người Trà ng An thanh lịch, những ngà y hè " tản mạn mùa sen", những chiửu chớm lạnh với Cúc và ng mùa thu... Và  cả với phở của Nguyễn Tuân, phở Hà  Nội của tôi nữa...

Trước khi lên máy bay xa Hà  Nội, tôi vẫn còn kịp ra phở Thìn, hà ng phở ruột để ăn sáng, theo như lời ba mẹ nói để nhớ hương vị Hà  Nội.

Tôi chắc với đại đa số người Hà  Nội, phở không cầu kử³ như cái cách cụ Nguyễn Tuân hay Thạch Lam ca ngợi trong những tác phẩm nổi tiếng mà  mãi sau nà y khi xa Hà  Nội tôi mới đọc, nó đơn giản như mọi người ở Hà  Nội đửu ăn phở, thích phở mỗi buổi ăn sáng, ăn đêm. Tôi cũng không biết tại sao cụ Nguyễn bảo rằng chỉ có phở chín mới gọi là  phở, tôi lại chỉ thích phở tái, thi thoảng chuyển sang gầu hay nạm đổi vị. Dù ăn bát phở đầu ngõ gần nhà , hay sau nà y khi lân la một loạt các hà ng phở nổi tiếng được người ta truyửn tụng: Tư Lùn, Bát Аà n, "Mậu dịch" Lý Quốc Sư, phải tinh ý lắm mới để ý được cái khác nhau giữa các hà ng phở ở Hà  Nội.

Dường như phở kém chất lượng sẽ không tồn tại được với người Hà  Nội vốn được tiếng sà nh ăn. Tôi chưa bao giử và o Sà i gòn, để được hưởng cái vị phở Bắc ngọt ngọt lợ lợ vốn chỉ thưởng thức qua các lần nghe kể. Còn đi ra ngoà i ở các nơi xung quanh Hà  Nội, chỉ và i lần ăn cái người ta gọi là  "phở", tôi không bao giử ăn lại, liệu có cầu kử³ và  thiên lệch quá không? Một người bạn Nam Bộ của tôi ra Hà  Nội hửi tại sao ở nhiửu quán phở Hà  Nội không có người phục vụ bưng bát đến tận bà n. Biết là m sao, khi đã trở thà nh thói quen, sự thích thú khi cầm bát đứng xếp hà ng ở ngay quầy cạnh thùng nước phở, được nhìn ông bán phở thái thịt và  tự bưng bát vử chỗ ngồi ăn thật nhanh cho nóng toát mồ hôi và  xuýt xoa thì sẽ quên ngay đi cái cảm giác nhà n hạ được phục vụ tận tình rất đặc trưng Nam Bộ.

Phở nơi tôi đang ở, người ta gọi bằng đủ cái tên, phở Hà  Nội, phở Thủ đô, phở Bắc v.v... nhưng để tôi công nhận là  phở Hà  Nội của tôi, thì không bao giử! Phở Hà  Nội của tôi, bánh phải là  bánh phở tươi, mửm và  dai, không có giá sống hay giá trụng qua nước sôi, húng chó hay có vị lợ lợ đựng trong cái bát "xe lử­a" to như cái chậu nhìn mà  ngán. Ngà y đầu tiên tôi ăn phở xa Hà  Nội nử­a vòng trái đất, tôi gọi nó là  mử³ luộc, vậy mà  5 năm không một lần vử nhà , tôi đã quen dần. Khi ăn phở không còn thấy tanh khi ăn giá sống và  thấy rau húng cũng khá dễ chịu. Chợt giật mình liệu khi mình vử ăn phở Hà  Nội có chê nhạt hay bước và o hà ng phở có chê bẩn như những người Việt ở đây không? Biết đâu! Vậy là  phải vử thôi.

Hà  Nội của tôi sau 5 năm, thay đổi nhiửu quá! Nhưng thật may, món phở và  các hà ng phở của tôi vẫn thế, có chăng là  đắt thêm 2 ,3 nghìn do lạm phát. Vẫn cái bát con, mà  bây giử tôi phải ăn hai bát mới đủ no, không có giá, không có húng, cũng không có nhiửu thịt, nhưng cái miếng thịt mửm, những sợi phở và  mùi nước phở và  quán ám khói bụi than khiến tôi tìm lại cảm giác thân thuộc bao năm mới có được. Phở Hà  Nội của tôi, dù con người tôi có thay đổi thế nà o, vẫn như xưa, tinh khiết vị phở, vị gừng, hồi, mùi mỡ bò ám quyện lại môt mùi vị rất đặc trưng. Và  tôi, sau và i ngà y lạ lẫm với những ngôi nhà  chung cư, những đường phố mới, đã trở lại thân quen với Hà  Nội như tôi đã từng sống, với những đường phố của những ngà y thơ bé. Một lần trở vử ngắn ngủi, để tôi biết rằng, Hà  Nội với tôi vẫn là  Hà  Nội của ngà y xưa, vẫn cho tôi cảm giác yên bình và  thoái mái.

Dù mai nà y các quán ăn nhanh McDonald, KFC mọc lên, người Hà  Nội có đi ăn thử­ những bát phở 24, phở Cali cho sà nh điệu trong những quán ăn bóng lộn, bát phở to với quy trình công nghiệp thì phở của tôi, với cái bát con con, với những quán cũ hơi xập xệ và  những hà ng người xếp hà ng chử phở vẫn sẽ tồn tại như nhưng giá trị bản sắc của người Thăng Long mà  mãi từ nghìn năm nay vẫn thế. Và  những người con của Hà  Nội xa quê, trong đó có tôi, mong từng ngà y trở vử với Hà  Nội, để đưọc xếp hà ng cầm bát phở, "cho bát tái chín, một nghìn quẩy...". Phở và  Hà  Nội của tôi, không thay đổi, và  sẽ mãi mãi là  vậy. Tôi chắc thế!

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Phở Hà  Nội của tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO