Phố Giáp Nhị, quận Hoàng Mai, Hà Nội

24/07/2017 16:26

Phố Giáp Nhị dài 600m, rộng 6-7m. Từ ngõ 751 đi vào UBND phường Thịnh Liệt đến đình Giáp Nhị.

Phố Giáp Nhị dài 600m, rộng 6-7m.

Phố Giáp Nhị, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Từ ngõ 751 đi vào UBND phường Thịnh Liệt đến đình Giáp Nhị.

Giáp Nhị là một trong ba thôn lớn nhất của xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì cũ. Từ tháng 11/2003 quận Hoàng Mai được thành lập trên cơ sở 8 xã của huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai Bà Trưng. Giáp Nhị thuộc về phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai.

Tên phố mới đặt tháng 8/2005.

Giáp Nhị cũng gọi là làng Nhì hay thôn Bùi Đông còn có tên nôm là Sét. Trước năm 1945 là xã Giáp Nhị, tổng Thịnh Liệt huyện Thanh Trì, sau đó là xã thuộc quận VII ngoại thành Hà Nội.

Họ Bùi ở Giáp Nhị tức Bùi Đông là dòng dõi Bùi Xương Trạch – Tiến sĩ thời Lê sơ (khoa Nhâm Tuất 1502, Cảnh Thống 5) làm quan đến chức Thương thư tước Quản văn Hầu. Họ Bùi gốc làng Định Công Hạ sang cư ngụ ở Thịnh Liệt, đời nào cũng có người làm quan tại triều đến Bùi Huy Bích đỗ Hoàng giáp khoa Kỷ Sửu 1769 (Cảnh Hưng 30) làm đến Tham tụng trong phủ chúa.

Thời kỳ đầu, 9 giáp làng Sét có một ngôi đình chung ở cánh đồng Giáp Bát, thờ thần Tam Lang, sau thờ thêm năm vị thần nữa.

- Giáp Lục thờ Tiến sĩ Nguyễn Chính được coi là tổ sư nghề dát thiếc.

- Giáp Nhị thờ Lão Tử.

- Giáp Tứ thờ ngũ vị thần cùng với Tam Lang…

Thời Pháp thuộc trong 5 làng Sét của tổng Thịnh Liệt thì Giáp Nhị (làng Nhì) là to nhất, làng này bao gồm một phần đất khá lớn và dân của 2 giáp cũ là Giáp Tam và Giáp Ngũ. Dân số lên đến 2.773 nhân khẩu (Nguyễn Văn Uẩn, Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, Nxb Hà Nội, 2000, tr 1354). Làng Giáp Nhị xưa có nghề thủ công cổ truyền là làm vàng nan, hầu như gia đình nào cũng làm nghề trong những ngày rỗi việc nông nhàn.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Thầy giáo “không lương” tận tâm vì học sinh nghèo vùng đầm Sam
    Thầy giáo Trần Văn Hòa (xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) hơn 30 năm âm thầm trao truyền con chữ cho trẻ em nghèo và “xóa mù” cho nhiều người ở vùng đầm Sam.
  • Ngọn lửa đam mê khoa học của nữ giảng viên GenZ
    Trong thời đại Gen Z – thế hệ trẻ được biết đến với sự năng động, sáng tạo và không ngừng khẳng định mình – Nguyễn Thị Huyền Trang là một người trẻ minh chứng của trí tuệ, lòng đam mê và tinh thần cống hiến.
Đừng bỏ lỡ
Phố Giáp Nhị, quận Hoàng Mai, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO