Phố Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội

11/07/2017 13:52

Phố Định Công dài 1.600m, rộng 6-8m. Từ đường Giải Phóng tới ngã ba tổ 17 phường Định Công.

Phố Định Công dài 1.600m, rộng 6-8m.

Phố Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Từ đường Giải Phóng tới ngã ba tổ 17 phường Định Công.

Đoạn từ đường Giải Phóng tới giáp địa phận xã Định Công dài 1.200m, rộng 6-8m được đặt tên phố tháng 7/2000. Đến tháng 8/2007 được điều chỉnh kéo dài phố Định Công cho đoạn từ số nhà 71 phố Định Công qua cầu sông Lừ đến ngã ba tổ 17 phường Định Công.

Nay thuộc quận Hoàng Mai.

Định Công nguyên có hai thông Thượng và Hạ hợp thành một xã thuộc tổng Khương Đình (huyện Thanh Trì).

Thôn Thượng nằm sát làng Khương Hạ về phía sông Tô Lịch, vốn là đất tổ của nghề kim hoàn. Tại đây còn đền thờ ba anh em họ Trần có công đức truyền nghề cho dân từ thời Lý Bí (?). Đó là ba ông Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền. Còn thôn Hạ nằm phía đường Giải Phóng đi vào vốn trồng hoa màu, nổi tiếng về trồng ớt. Ngạn ngữ có câu: Nhất cay là ớt Định Công. Ngoài ra khoảng bảy, tám chục năm nay có thêm nghề làm hàng da.

Những thế kỷ trước, Định Công là một làng văn hiến. Thế kỷ XV có Bùi Xương Trạch, đỗ tiến sĩ, làm quan thời Lê Thánh Tông; con cháu sau này cũng nhiều người tiến sĩ, hương cống. Mãi đến thế kỷ XVII họ Bùi này mới di cư sang làng Giáp Nhị, xã Thịnh Liệt và cho tới ngày nay vẫn là một dòng họ hiển đạt.

Ngoài ra còn có họ Trịnh cũng là dòng văn hiến. Một ông trong dòng họ này (chưa rõ tên) từng đứng đầu Viện Thái y đời Lê Cảnh Hưng. Chính ông đã đứng ra xây tòa Y miếu Thăng Long vào năm 1774 mà nay vẫn còn dấu tích (xem mục Y miếu). Họ Trịnh này còn có một nhà thơ nữ nổi tiếng thời cuối thế kỷ XIX là bà Nhàn Khanh.

Nay làng Định Công đang trên đà đô thị hóa mạnh mẽ. Nhiều khu chung cư và biệt thự đẹp đã mọc lên trên các cánh đồng trồng ớt thuở trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • Áo chống nắng GUNO Tre Thơm - bảo vệ như lũy tre làng
    Lấy cảm hứng từ hình ảnh cây tre bảo vệ dân làng, GUNO Tre Thơm không chỉ bảo vệ làn da mà còn mang ý nghĩa gìn giữ bản sắc Việt.
  • Hà Nội: Học sinh Hoàn Kiếm xuất sắc giành 02 giải nhất tại cuộc thi SV Startup 2025
    Những dự án của các em học sinh của trường THCS Ngô Sĩ Liên, THCS Hoàn Kiếm và THCS Trưng Vương đã xuất sắc giành 2 giải nhất và 1 giải nhì tại cuộc thi học sinh, sinh viên khởi nghiệp SV Startup 2025.
Đừng bỏ lỡ
Phố Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO