Phố Đặng Thái Thân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

05/07/2017 17:17

Phố Đặng Thái Thân dài 204m, rộng 8m.

Phố Đặng Thái Thân dài 204m, rộng 8m.

Phố Đặng Thái Thân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Từ phố Phạm Ngũ Lão đến phố Lê Thánh Tông.

Đây nguyên là đất khu Thủy Quân đồn, thuộc thôn Tây Long, tổng Tả Túc huyện Thọ Xương cũ. Đồn này thường gọi tắt là Đồn Thủy, là một doanh trại thủy quân. Sau khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất (1873), do sức ép của chúng, chính quyền Hà Nội lúc đó đã dâng khu Đồn Thủy cho Pháp, gọi là nhượng địa – để lấy chỗ làm tòa lãnh sự Pháp (xem mục Phạm Ngũ Lão).

Thời Pháp thuộc, gọi là phố Lô-ba-rét-đơ (rue Laubarède). Năm 1945 đổi tên là phố Đặng Thái Thân. Các lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.

Nay thuộc phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm.

Đặng Thái Thân (1873 – 1910) hiệu là Ngư Hải, người làng Hải Côn nay là xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia phong trào Việt Nam Quang Phục hội, là học trò và trợ thủ đắc lực cảu nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Năm 1904 ông cùng Phan Bộ Châu. Năm 1904 ông cùng Phan Bội Châu và một số nhà yêu nước khác sáng lập hội Duy tân, xướng xuất phong trào Đông du. Vì thế mà thực dân Pháp theo dõi ông chặt chẽ. Ngày mùng 2 tháng 2 năm Canh Tuất (1910) thực dân Pháp mang 500 lính vây bắt ông ở Phan Thôn. Thế cùng ông đã dùng súng chống cự quyết liệt. Sau đó thủ tiêu hết mọi tài liệu, rồi dùng súng tự sát. Khi đó ông mới 37 tuổi.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài viết với tiêu đề “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm.
  • Dấu ấn đời lính, dấu ấn cuộc đời
    Hiếm có người nào gần như dành trọn cả cuộc đời mình một cách can trường, quả cảm, làm nên một “biên niên sử” bằng thơ - cũng là “biên niên sử” cuộc đời như Nguyễn Văn Á.
  • TP Hồ Chí Minh công bố, trưng bày 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu
    Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đồng thời trưng bày 50 tác phẩm tiêu biểu này tại Nhà Văn hóa Thanh niên (Phường Bến Nghé, Quận 1) từ ngày 26/4/2025.
  • ​Gần 2.000 cơ hội việc làm tại ngày hội tư vấn, giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm
    Hà Nội đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu tuyển dụng lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ. Các phiên giao dịch việc làm và ngày hội tuyển dụng được tổ chức liên tục, mở ra hàng nghìn cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn, góp phần thúc đẩy thị trường lao động phát triển bền vững.
  • Đặc sắc triển lãm, chiếu phim “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong Điện ảnh”
    Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa hưởng ứng chào mừng Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chương trình triển lãm và chiếu phim với chủ đề “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong Điện ảnh” đã khai mạc tối 26/4 tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP. Hồ Chí Minh).
Đừng bỏ lỡ
Phố Đặng Thái Thân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO