Phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội

14/06/2017 16:02

Phố Chùa Một Cột dài 550m, rộng 10m. Từ đường Điện Biên Phủ cắt ngang đường Hùng Vương đến phố Ngọc Hà.

Phố Chùa Một Cột dài 550m, rộng 10m.

Từ đường Điện Biên Phủ cắt ngang đường Hùng Vương đến phố Ngọc Hà.

Đây là phần đất thôn Phụ Bảo, tổng Yên Thành, huyện Mỹ Thuận cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này đã hợp nhất với thôn Thanh Ninh và mang tên mới là Thanh Bảo. Ở quãng giữa phố có một ngôi chùa kiến trúc độc đáo, đó là chùa Một Cột (Diên Hựu).

Phố Chùa Một Cột thời Pháp thuộc là đường số 155 (voie N 155) ........ năm 1933 đạt tên gọi là phố Ê-li Grô-lô (rue Elie Groleau), năm 1945 đổi tên thành phố Một Cột. Năm 1949 đổi tên thành phố Chùa Một Cột cho đến nay. Ban đầu phố này chỉ dài 450m, từ đường Điện Biên Phủ đến phố Ông Ích Khiêm. Năm 1975, phố này được mở dài thêm đến phố Ngọc Hà. Nay đoạn cuối phố này nằm trong khu Bảo tàng Hồ Chí Minh, một bên là thảm cỏ vườn hoa, thuộc quảng trường Ba Đình. 

Đất thôn Phụ Bảo, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận cũ. 

Nay thuộc phường Điện Biên, quận Ba Đình.

Chùa Một Cột hình vuông, mỗi chiều 3 mét, mái cong, dựng trên cột đá hình trụ đường kính 1 mét 20, cao 4 mét (chưa kể phần chìm dưới đất) gồm 2 trụ đá chồng lên nhau, gắn rất khéo, thoạt nhìn thì tưởng là một khối liền. Tầng trên là một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn Kiên cố đỡ cho ngôi chùa đứng bên trên, giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ nhỏ hình vuông có xây lan can bằng gạch chung quanh. Một chiếc thang xây dẫn lên chùa. Trên cửa chùa có biển đề "Liên Hoa đài" (đài hoa sen) gợi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây dựng chùa. Vị sư chép rằng: "Vua Lý Thái Tông chiêm bao mơ thấy Phật Quan Âm đặt vua lên toà sen. Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy hỏi các quan. Có người cho là điềm không lành. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa Hồ, làm toà sen bên trên giống như đã thấy trong mộng. Rồi cho các sư chạy đàn tụng kinh. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu". Sử liệu cho biết chùa này xây vào khoảng tháng 10 năm Kỷ Sửu tức là tháng 9/1049. Văn bia tháp Diên Linh ở chùa Đọi (Duy Tiên, Hà Nam) soạn năm 1121 tức là 72 năm sau khi xây xong chùa Một Cột có tả chùa này (Một Cột) như sau: "...Đào hồ Linh Chiểu, giữa hồ vọt lên một cột đá, đỉnh cột nở hoa, đóa hoa sen nghìn cánh, trên sen dựng toà điện màu xanh, trong điện đặt pho tượng vàng tài năng nhân đức (tức tượng Quan Âm). Vòng quanh Hồ là dãy hành lang; lại đào ao Bích Trì mỗi bên đều bắc cầu vồng để đi qua. Phía sau cầu, đằng trước, hai bên tả hữu, xây tháp lưu ly...".

Như vậy, quy mô chùa Một Cột thời Lý lớn hơn ngày nay về cả kiểu dáng, cả những bộ phận hợp thành cũng phong phú hơn nhiều.

Nhưng tháp này không còn vì chùa đã bị nhiều lần sửa chữa qua những biến cố của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Gần đây nhất, ngày 11/9/1954, trước khi rút lui, Pháp đã cho nổ mìn phá hủy chùa này. Sau khi tiếp quản, Chính phủ đã cho làm lại nguyên vẹn như trước và đến tháng 4/1955 thì hoàn thành. Năm 1958, Hồ Chủ tịch sang thăm Ấn Độ. Tổng thống Ấn Độ đã tặng Bác một cây bồ đề. Về nước, Bác đã cho trồng tại khu chùa nay.

Phía ngoài cây bồ đề ấy còn có một ngôi chùa mà trên cửa tam quan có ghi ba chữ "Diên Hữu tự". Chùa này thực ra mới làm vào khoảng thế kỷ XVIII nhưng lấy tên gọi ban đầu của chùa Một Cột. Tương truyền chùa này làm trên mảnh ruộng có đặt cái chuông Quy Điền. Nguyên là vào tháng 2 năm Canh Thân (1080), vua Lý sai đúc chuông cho chùa Diên Hựu (tức Chùa Một Cột). Chuông rất lớn, vì được liệt vào một trong bốn công trình đồ sộ của nước ta xưa (An Nam tứ khí: tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, vạc chùa Phổ Minh và chuông này). Để treo chuông, lúc đó đã phải cho dựng một toà gác chuông cao 8 trượng (tức khoảng 24 mét). Nhưng đúc xong chuông đánh lại không kêu, cho nên phải đem bỏ ngoài ruộng cạnh chùa. Ruộng này thấp lại có nhiều rùa. Do đó có tên là chuông Quy Điền (chuông ruộng rùa). Năm 1426, giặc Minh ở thành Đông Quan (Hà Nội) bị nghĩa quân vay chặt. Chúng đã phá tháp Báo Thiên và chuông Quy Điền để lấy đồng đúc vũ khí.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trước mặt là dòng sông (kỳ 2)
    Dãy phòng trọ hướng về dòng sông. Trước đây, mảnh đất này là ao rau muống, khi khu công nghiệp hình thành, chủ nhà lấp đầy xây phòng cho thuê. Những căn phòng được công nhân ưa thích, ở đây mỗi chiều, từ trước hiên nhà họ có thể ngắm dòng sông để tìm lại chút khung cảnh của quê nhà...
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Thơ về chiến tranh cách mạng 1946 - 1954 từ hướng nhìn Thủ đô Hà Nội
    Lịch sử thi ca chiến tranh cách mạng Việt Nam đã xác nhận có một khu vực tác phẩm oai hùng, chói sáng, đó là một di sản văn hóa quý báu: thơ viết về Thủ đô Hà Nội, trái tim của Tổ quốc, ở giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954. Thơ ca kháng chiến giai đoạn này bao gồm cả thơ viết về Hà Nội hoặc thơ liên quan đến Thủ đô. Số lượng tác phẩm phải đến hàng trăm. Nhiều tác phẩm đạt tới hiệu quả nghệ thuật nhất định, để lại giá trị lịch sử - văn hóa từ đó cho đến hôm nay và mai sau.
  • Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
    Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương hỗ trợ người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh khôi phục sản xuất nông, lâm, thủy sản bị thiệt hại sau bão, lũ.
  • 3.000 người biểu diễn tại Ngày hội Văn hoá Thể thao người cao tuổi Thủ đô
    Sáng 19/10, tại phố đi bộ đường Trần Nhân Tông, Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp cùng Hội Người cao tuổi thành phố, Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi thành phố tổ chức Ngày hội Văn hóa Thể thao người cao tuổi vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • [Video] Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - Điểm đến văn hóa hấp dẫn
    Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nằm trên phố Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội), được thành lập vào năm 1987 và lọt top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á, nhận giải thưởng "Phụ nữ Việt Nam 2015" và "Điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam". Là nơi kể nhiều câu chuyện về người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Hòa nhạc "Những giai điệu vượt thời gian" tại Hà Nội
    Những bản nhạc cổ điển trứ danh của 4 nhà soạn nhạc vĩ đại gồm: Bach, Haydn, Mozart và Beethoven sẽ được các nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời trình diễn trong 2 đêm, 8 và 9/11, tại Hà Nội.
  • Quận Hai Bà Trưng gắn biển công trình vườn hoa hồ Thiền Quang với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ
    Sáng 18-10, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) đối với công trình vườn hoa hồ Thiền Quang.
  • Chiêm ngưỡng hình tượng rồng hiện diện, kiêu hãnh ở “trung tâm quyền lực” của triều Nguyễn
    Sau gần 3 năm “Đại trùng tu”, công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn điện Thái Hòa được trang trí hình tượng rồng đang dần được hoàn thiện và chờ ngày đón khách tham quan.
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO