Phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

13/06/2017 11:05

Phố Cầu Gỗ dài 248m, rộng 8m. Nói phố Hàng Thùng ở ngã tư (cuối phố Hàng Bè - đầu phố Hàng Dầu) đến giáp góc hai phố ở cuối Hàng Đào, đầu Hàng Gai, cạnh quảng trường Đông Kinh nghĩa thục.

Đây nguyên là đất thôn Nhiềm Thượng, thôn Hương Mính và thôn Thăng Bình thuộc tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ) hueyenj Thọ Xương cũ. Đình thôn Nhiễm Thượng nay là số nhà 64, thờ thành hoàng (không rõ lai lịch). Còn thôn Hương Mính thì nguyên là thôn Hàng Chè, một thôn chuyên bán lá chè tươi (Hương Mính có nghĩa là Chè thơm). Thôn này ở vào quãng cuối phố Cầu Gỗ ngày nay, chỗ tiếp giáp các phố Đinh Liệt, Đinh Tiên Hoàng, Đình Hương Mính ở số nhà 30 phố Đinh Liệt. Còn thôn Thăng Bình ở khu vực cuối phố, giáp Đinh Tiên Hoàng. Đình của thôn này ở số 9 Đinh Tiên Hoàng, vừa cải tạo nhưng tầng 3 vẫn còn giữ được hai cột hoa biểu ở hai bên.

Vào khoảng một trăm năm trước đây, phía Bắc phố này là một cái hồ khá rộng gọi là hồ Thái Cực hay hồ Hàng Đào (trên bản đồ 1885 lại gọi là hồ Gia Ngư). Hồ này thông với hồ Gươm bằng một cái ngòi, trên ngòi có bắc một cái cầu gỗ để đi lại. Khi Pháp chiếm Hà Nội, đã cho lấp hồ, mở phố, lấp cả cái ngòi có chiếc cầu gỗ ấy. Nhưng dân chúng vẫn gọi là phố Cầu Gỗ. Trước năm 1890 người Pháp đã gọi là rue du Pont en bois (phố Cầu Gỗ) năm 1945 đổi sang tên Việt là phố Cầu Gỗ cho đến nay.

Nay thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm.

Trong thời kỳ Hà Nội kháng chiến chống Pháp, phố Cầu Gỗ là tuyến lửa phía Nam của Liên khu I anh hùng. Dù quân giặc tấn công, pháo kích nhiều lần, quân dân ta vẫn giữ vững tuyến này cho đến khi được lệnh rút ra khỏi thành phố (ngày 17/2/1947).

Ngoài ra cái tên Cầu Gỗ còn được dùng để gọi một cái ngõ nối phố Gia Ngư với phố Cầu Gỗ. Ngõ này thời Pháp thuộc có tên là phố Nguyễn Trọng Hợp. Năm 1945 đổi thành phố Trần Văn Cao, năm 1949 đổi thành phố Cao Bá Nhạ. Tên hiện nay là ngõ Cầu Gỗ.

Tên ngõ được đặt từ tháng 6/1964.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • Thành tựu sau 50 năm đất nước thống nhất đưa Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới
    Đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sáng 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, nhấn mạnh niềm tự hào về những thành tựu của đất nước sau 50 năm non sông Việt Nam nối liền một dải.
  • Hà Nội phê duyệt chủ trương xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu
    Đây là 2 dự án nhóm A, trong đó, dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi, đường dẫn hai đầu cầu sơ bộ tổng mức đầu tư là 11.844 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách thành phố; địa điểm thực hiện dự án là các huyện: Thanh Trì, Gia Lâm (Hà Nội) và huyện Văn Giang (Hưng Yên); thời gian thực hiện dự án từ năm 2025-2028.
  • Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà gia đình người có công dịp Đại lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9
    Trong đó, TP. Hà Nội đã chi hơn 192 tỷ đồng cho tặng quà nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đừng bỏ lỡ
Phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO