Phim Việt chờ ngày ra rạp

KTĐT| 13/10/2021 09:20

Trên trang thông tin chính thức của phim “Em và Trịnh”, nhà sản xuất đã công bố lùi lịch chiếu phim sang năm 2022. Cùng với đó, hơn 15 bộ phim chiếu rạp đã được quảng bá nhưng phải ngưng lại và chưa có lịch phát hành mới do dịch Covid-19.

Từ tháng 5, rạp phim trên cả nước đã đóng cửa do đợt Covid-19 mới. Với tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều bộ phim phải hoãn lịch công chiếu, chờ ngày được đến với công chúng. Trong đó, phim nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả là “Em và Trịnh”. Phim kể về cuộc đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ khi còn trẻ đến tuổi trung niên, khi ông hoài niệm về những nàng thơ trong cuộc đời mình. Phim có kinh phí hơn 50 tỉ đồng, do Phan Gia Nhật Linh đạo diễn.

Trong thông báo lùi lịch chiếu, nhà sản xuất công bố chuỗi podcast “Nắng thủy tinh” do Galaxy Play thực hiện để đáp ứng sự chờ đợi của khán giả. Podcast “Nắng thủy tinh” sẽ do Hoàng Hà và Avin Lu - hai diễn viên vào vai Dao Ánh và Trịnh Công Sơn lúc trẻ trong phim “Em và Trịnh” dẫn dắt. Số đầu tiên của chương trình ra mắt lúc 19 giờ ngày 14/10 trên các nền tảng trực tuyến có bản quyền.

Một bom tấn chờ ngày được công chiếu khác là “Thanh Sói” do Ngô Thanh Vân sản xuất. Dự án này ra đời sau thành công bùng nổ của “Hai Phượng” năm 2019. Phim mới sẽ tái hiện thời trẻ của “Thanh Sói”, nữ trùm trong “Hai Phượng”. Nhiều khán giả trông đợi những màn hành động hấp dẫn, cũng như cách câu chuyện khai thác về chuyện đời của một nhân vật vốn là phản diện. Hiện “Thanh Sói” chưa công bố lịch chiếu mới và có thể sẽ chọn dịp Tết 2022 để ra mắt khán giả cả nước.

Hiện nay có tới hơn 15 bộ phim chiếu rạp đã được nhà sản xuất quảng bá rầm rộ, sẵn sàng cho ngày công chiếu nhưng phải ngưng lại và hiện chưa có lịch phát hành mới như: “Bẫy ngọt ngào”, “Rừng thế mạng”, “Người lắng nghe”, “578: Phát đạn của kẻ điên”, “1990”, “Chìa khóa trăm tỉ”, “Dân chơi không sợ con rơi”, “Bí mật thiên đường”, “Người tình”, “Tim hằn vết sẹo”…

Bên cạnh đó, có những dự án đã công chiếu được một thời gian ngắn nhưng phải tạm ngừng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 như “Thiên thần hộ mệnh” hay “Trạng Tí”. Trước khi phại tạm dừng, “Thiên thần hộ mệnh” kịp thu khoảng 40 tỷ đồng ở rạp trước khi bán cho Netflix, có thể xem là "hạ cánh an toàn". Còn doanh thu “Trạng Tí” chưa đến 20 tỷ đồng và còn xa điểm hòa vốn.

Với các đơn vị sản xuất phim, mỗi lần dời lịch đi kèm với chi phí tăng thêm về marketing để hâm nóng lại tác phẩm. Lý Hải từng cho biết anh thiệt hại 10 tỉ cho hai lần hoãn chiếu “Lật mặt: 48h” (vào dịp 30/4 năm ngoái và Tết năm nay).
Việc không thể hoạt động và ra mắt sản phẩm đã khiến nhiều nhà sản xuất phim gặp khó khăn. Mới đây, đại diện 20 doanh nghiệp phim lớn tại TP Hồ Chí Minh đã tên vào công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hồ Chí Minh xem xét cho phép các công ty sản xuất phim và chương trình truyền hình được phục hồi sản xuất, kinh doanh từ ngày 15/10. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành nhận định, hoạt động của các rạp chiếu phim cũng như thói quen ra rạp của khán giả chưa thể ổn định ngay lập tức. Thay vào đó, thời điểm vàng cho các dự án tấn công phòng vé là vào đầu năm 2022.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Phim Việt chờ ngày ra rạp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO