Phim truyền hình Việt: Hứa hẹn một năm tưng bừng

HNM| 11/01/2022 11:09

Khi phần lớn các loại hình nghệ thuật lâm vào cảnh đìu hiu, thậm chí đóng băng do dịch bệnh, thì phim truyền hình Việt lại có những dấu ấn đáng kể trong năm 2021. Bước sang năm 2022, nhiều dự án đã khởi động với nhiều hứa hẹn.

Phim truyền hình Việt: Hứa hẹn một năm tưng bừng
Hậu trường một bộ phim sắp phát sóng của VFC.

Năm 2021 và những bộ phim triệu view

Theo công bố của Google, top 3 bộ phim truyền hình Việt được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng internet trong năm 2021 gồm: “Hương vị tình thân”, “Hướng dương ngược nắng” và “Cây táo nở hoa”. Tuy nhiên, trên thực tế, số phim được khán giả yêu thích và bàn luận sôi nổi còn phải kể đến “Thương con cá rô đồng”, “Mùa hoa tìm lại”, “11 tháng 5 ngày”, “Mặt nạ gương”…

Theo số liệu của Kantar Media Vietnam, bộ phim “Mặt nạ gương” đứng đầu trong top 10 phim truyền hình Việt Nam được xem nhiều nhất (theo rating của nhóm khán giả từ 15 - 54 tuổi tại 4 thành phố lớn tính đến hết tháng 10-2021) với tỷ lệ rating là 4,8%. Tiếp sau đó là “11 tháng 5 ngày” (4,7%), “Mùa hoa tìm lại” (4,4%), “Hãy nói lời yêu” (4,4%), “Hướng dương ngược nắng” (4,1%)... Mặc dù so với một số bộ phim gây sốt trước đây như “Người phán xử” (2017, rating 5,42%), “Quỳnh Búp Bê” (2018, rating có thời điểm lên đến 10%) thì phim truyền hình 2021 chưa phá được kỷ lục song lại có nhiều phim đạt trên 4% rating, cho thấy sự đồng đều về chất lượng và người xem có nhiều “món ngon” để lựa chọn.

Một đặc điểm nổi bật dễ thấy của phim truyền hình Việt thời gian gần đây là khả năng tạo tương tác cao trên mạng xã hội. Một số phim được phát sóng thêm trên mạng xã hội YouTube cũng có số lượng người xem đông đảo. Nổi bật là bộ phim “Cây táo nở hoa” -  xác lập kỷ lục với hơn 230.000 lượt xem cùng lúc trên YouTube. Tổng lượt xem và tương tác trên các nền tảng của bộ phim này là hơn 964 triệu lượt (số liệu lượt xem và tương tác được tổng hợp từ tập phim đầy đủ, clip, hậu trường...). Theo đạo diễn Khải Hưng, những năm trước, mỗi năm chỉ có một, hai tác phẩm gây chú ý nhưng giờ đây, các phim tạo sức hút rải đều từ đầu đến cuối năm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của phim truyền hình.

Kỳ vọng 2022

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong khâu sản xuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong 2 năm qua nhưng phim truyền hình Việt đang cho thấy sự “vào guồng”, thích ứng linh hoạt với điều kiện chống dịch khi đa số phim đều được sản xuất nhanh, chất lượng tốt. Chẳng hạn như với phim “Hương vị tình thân”, đơn vị sản xuất VFC chọn cách làm cuốn chiếu, vừa làm vừa phát sóng nên ê kíp thực hiện phải rất linh hoạt, gọn nhẹ. Theo đạo diễn Nguyễn Danh Dũng, thông thường ê kíp làm phim có khoảng 70 - 80 người, nhưng trong điều kiện chống dịch đã phải rút xuống một nửa. Bên cạnh đó, bối cảnh phim cũng phải thay đổi phù hợp để tránh xa khu vực đông dân cư… Phim “Ngày mai bình yên” được làm vào đúng lúc dịch căng thẳng nên đoàn làm phim đã chọn bối cảnh là một khu đô thị đang xây dựng chưa bàn giao để đảm bảo an toàn cho nghệ sĩ, nhân viên đoàn phim. Những kinh nghiệm này chắc chắn sẽ giúp các ê kíp giữ được nhịp làm phim, tạo ra nguồn phim dồi dào trong năm 2022.

Sự đa dạng về đề tài cho thấy sự tìm tòi của đội ngũ biên kịch để mang đến cho công chúng những câu chuyện hấp dẫn, những “món ăn” mới lạ. Bên cạnh đề tài gia đình, tình yêu vốn là thế mạnh của phim truyền hình Việt với điển hình là 3 bộ phim thành công: “Hương vị tình thân”, “Hướng dương ngược nắng” và “Cây táo nở hoa”, các mảng đề tài khác cũng được quan tâm khai thác và để lại dấu ấn. Chẳng hạn như một số phim đề tài khác về cuộc sống nông thôn như “Phố trong làng”, “Mùa hoa tìm lại”, hay tuổi trẻ khởi nghiệp như “11 tháng 5 ngày”, hoặc các đề tài gai góc hơn như dòng phim hình sự với “Mặt nạ gương”, “Hồ sơ cá sấu”…

Những ngày đầu năm 2022, thông tin về một số bộ phim chuẩn bị phát sóng cũng được chuyển tới khán giả, hứa hẹn một năm tưng bừng của phim truyền hình Việt. Đơn vị sản xuất VFC có một số dự án đáng chú ý như “Về chung một nhà”, “Anh có phải đàn ông không”, “Tháng năm rực rỡ sắc màu”.  Phim “Về chung một nhà” của đạo diễn Vũ Trường Khoa, Hoàng Tích Thiện thu hút sự quan tâm của khán giả truyền hình bởi dàn diễn viên gồm Việt Anh, Lã Thanh Huyền, Quỳnh Nga, Chí Nhân, Vân Dung, Ngô Minh Hoàng, Nguyễn Quỳnh Trang... “Anh có phải đàn ông không” - bộ phim lãng mạn hài hước của đạo diễn Trịnh Lê Phong cũng hứa hẹn bùng nổ với sự tham gia của những gương mặt quen thuộc như Nhan Phúc Vinh, Hà Việt Hoàng, Quỳnh Kool, Việt Hoa, Tuấn Tú, Thanh Hương, Thúy An... Dự kiến phát sóng vào tháng 2, “Tháng năm rực rỡ sắc màu” của đạo diễn Vũ Minh Trí là bộ phim về chủ đề tuổi trẻ lãng mạn với sự tham gia của các diễn viên Trọng Lân, Anh Đào, Lâm Đức Anh, Mạnh Quân, Tô Dũng, Hán Huy Bách, Hàn Trang, Quỳnh Châu, Đàm Hằng, Nguyễn Thanh Bình, Huyền Sâm... Bên cạnh đó là một số bộ phim do các đơn vị khác sản xuất như: “Sống ảo mất thật” của HTV, “Thấy mai là thấy Tết” phát sóng trên SCTV, “Vũ điệu đón xuân” của Đài truyền hình Vĩnh Long...

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Phim truyền hình Việt: Hứa hẹn một năm tưng bừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO