Phê bình văn học, nghệ thuật trên báo chí: Đổi mới để bám sát thực tiễn

KTĐT| 15/09/2020 07:00

Với ưu thế nhanh nhạy và sức lan tỏa rộng, báo chí là một diễn đàn phê bình văn học, nghệ thuật quan trọng. Thông qua đó góp phần thúc đẩy sáng tạo và định hướng thưởng thức văn học, nghệ thuật của công chúng. Tuy nhiên, để bám sát thực tiễn sáng tác sôi động, phong phú, thậm chí phức tạp hiện nay, hoạt động phê bình cần đổi mới và sâu sát hơn.

Phê bình văn học, nghệ thuật trên báo chí: Đổi mới để bám sát thực tiễn
Các bộ phim của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam gần đây nhận được nhiều sự quan tâm, phê bình, phân tích của báo chí. Trong ảnh: Một cảnh trong phim “Cát đỏ” đang phát sóng trên kênh VTV3.

Chưa bám sát đời sống văn học, nghệ thuật

Bên cạnh phê bình mang tính học thuật trên các ấn phẩm chuyên ngành, thì phê bình văn học, nghệ thuật trên báo chí đóng vai trò quan trọng, tác động đến đời sống tinh thần của xã hội, là cầu nối giữa công chúng và người sáng tác để tạo nên những tác phẩm chất lượng, giá trị, đáp ứng đòi hỏi của xã hội.

Theo nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Hưng, Phó Trưởng ban Báo Thời nay (Báo Nhân Dân), hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật vẫn được các cơ quan báo chí quan tâm với các bài viết, chuyên trang, chuyên đề trên các ấn phẩm báo in, báo điện tử, chương trình phát thanh, truyền hình. Điển hình như Báo Thời nay ra 2 số/tuần, dành tương đối lớn dung lượng cho văn hóa - văn nghệ với các mục “Đời sống văn nghệ”, “Mỗi tuần gặp một người”, “Đọc sách”, ít nhiều mang tính phê bình.

Báo Hànộimới hằng ngày và Hànộimới cuối tuần đều có chuyên trang văn học - nghệ thuật, bài viết phê bình. Tờ Văn nghệ Công an ngoài việc đăng tải sáng tác, đã dành khá nhiều “đất” cho nhận định, phê bình. Đài Tiếng nói Việt Nam có Ban Văn học - Nghệ thuật thường xuyên bàn luận về đời sống văn học, nghệ thuật trên kênh VOV6… Các bài viết, chuyên mục hầu hết do những người có chuyên môn, hoặc phóng viên, biên tập viên chuyên theo dõi văn học, nghệ thuật thực hiện. Nhờ đó, công chúng được gợi mở về những tác phẩm văn học, nghệ thuật trong đời sống để chọn lựa, thưởng thức, đồng thời các tác giả có dịp lắng nghe để kịp thời điều chỉnh, nâng cao chất lượng tác phẩm.

Tuy nhiên, những năm gần đây, hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật trên báo chí chưa bám sát những vấn đề nổi bật, có quá nhiều bài báo chỉ đơn thuần giới thiệu tác giả, tác phẩm hoặc viết hời hợt, thiếu nhận định chuyên môn hay chỉ là các góp ý, nhặt “sạn”… Nhà báo Nguyễn Quang Hưng cho rằng, nguyên nhân một phần từ yêu cầu nhanh, gọn, kịp thời của báo chí cũng như xu hướng thu hẹp các chuyên mục, trang báo dành cho phê bình văn học, nghệ thuật, nên người phê bình không có nhiều dung lượng để bàn sâu về tác phẩm. Một nguyên nhân nữa là sự nể nang, ngại va chạm giữa người làm phê bình và người sáng tác. Bên cạnh đó, “công nghệ truyền thông”, “lăng xê” thịnh hành dẫn đến nhiều bài báo trở nên thiếu khách quan, thiếu đa dạng.

Quan tâm đến văn học, nghệ thuật, chị Nguyễn Phương Liên (phường Kim Liên, quận Đống Đa) chia sẻ: “Trước khi mua một cuốn sách hoặc thưởng thức một chương trình, triển lãm nghệ thuật, tôi thường tham khảo trên báo chí để tìm hiểu và quyết định. Song gần đây, tôi thấy tình trạng nhiều bài viết trên các báo khác nhau về một tác phẩm nhưng lại có nội dung khá giống nhau, chỉ đưa thông tin thiên về giới thiệu, ít phân tích khen chê, nên không dễ chọn lựa”.

Cần sự đổi mới, hấp dẫn

Phê bình văn học, nghệ thuật trên báo chí: Đổi mới để bám sát thực tiễn
Các học viên tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trao đổi kinh nghiệm về hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật. Ảnh: Thụy Du.

Tại lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương tổ chức tại Ninh Bình cuối tháng 8 vừa qua, hơn 50 học viên phần lớn đang tham gia hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật trên báo chí đã gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ và nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc đổi mới hoạt động này trên báo chí. Theo nhà thơ Hữu Việt, Trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ (Báo Nhân Dân), đời sống văn học, nghệ thuật đang diễn ra sôi động, phong phú với nhiều vấn đề nổi cộm đòi hỏi người làm phê bình vào cuộc để định hướng giá trị, thẩm mỹ, sự tiếp nhận và sáng tạo bằng góc nhìn tinh tế, đổi mới, hấp dẫn hơn.

Tiến sĩ Cao Thị Xuân Ngọc (Đài Tiếng nói Việt Nam) cho rằng, để đổi mới hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật trên báo chí trước tiên phải từ những người làm nghề. Họ cần tâm huyết, dấn thân hơn, liên tục trau dồi, cập nhật đời sống, hiểu và đồng cảm với sáng tạo, nhưng luôn có đánh giá khách quan. Những người làm công tác phê bình cũng phải tinh tế, chọn lựa ấn phẩm, cách thể hiện phù hợp, đi vào những tác phẩm, vấn đề "nóng", đang được quan tâm. “Trong lĩnh vực sân khấu, mỗi đêm diễn là một lần sáng tạo, vì vậy, người phê bình giữ vai trò lớn, tạo sự chuyển biến cho tác phẩm. Tương tự, tác phẩm văn học và các lĩnh vực nghệ thuật khác cũng có thể chỉnh sửa từ góp ý của lực lượng phê bình”, Tiến sĩ Cao Thị Xuân Ngọc nói.

Về phía các cơ quan báo chí, nhà báo Lê Thị Thanh Bình, Trưởng ban Chuyên đề (Báo Công an nhân dân) đề xuất, mỗi ấn phẩm cần tổ chức trang, mục, chuyên đề phê bình văn học, nghệ thuật hấp dẫn hơn; tuyển chọn phóng viên, biên tập viên phụ trách đúng chuyên môn, sở trường, có mối quan hệ tốt với giới nghề để đưa thông tin nhanh, chính xác, thiết thực đến công chúng.

Ở góc độ cơ quan chuyên môn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương cho biết, Hội đồng sẽ tăng cường tổ chức các chương trình bồi dưỡng, trang bị và nâng cao tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ dành cho các nhà phê bình, nhà báo, theo hướng đa dạng hóa đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, học viên, thúc đẩy tương tác, trao đổi đa chiều; đồng thời, kết nối để các nhà phê bình tiếp cận tác phẩm mới, đóng góp tiếng nói hiệu quả trên báo chí, sát với thực tiễn.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Phê bình văn học, nghệ thuật trên báo chí: Đổi mới để bám sát thực tiễn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO