Du lịch bốn phương

Phát triển sản phẩm du lịch đêm tại 12 điểm đến nổi tiếng của Việt Nam

Ngân Hà (t/h) 20:18 21/07/2023

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Đề án Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm, với mục tiêu tăng cường thu hút khách, tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa và quốc tế.

Theo đề án ban hành ngày 14/7, đến năm 2025, các tỉnh thành gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hội An (Quảng Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu phấn đấu có ít nhất một mô hình về phát triển sản phẩm du lịch đêm.

kinh-te-dem.jpg
Ảnh minh hoạ.

Ngoài mục tiêu tăng lượng du khách, tăng chi tiêu, đề án còn nhằm kéo dài thời gian lưu trú (tăng thêm ít nhất một đêm) của khách du lịch nội địa và quốc tế, góp phần đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo để phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM được yêu cầu hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt.

Đến năm 2030, mở rộng hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang) và Bà Rịa - Vũng Tàu.

z4529716445181-458ab6f57b1a420-4099-4586-1689757064.jpg
Du khách chơi đêm ở phố Tây Bùi Viện, quận 1, TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.

Theo đề án, có 5 mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm được đặt ra gồm mô hình hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; mua sắm, giải trí đêm; tham quan du lịch đêm và mô hình giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm. 12 địa phương có tên trong đề án có nhiệm vụ chủ động lựa chọn các mô hình du lịch đêm phù hợp điều kiện thực tế, phát huy lợi thế sẵn có, đáp ứng định hướng phát triển sản phẩm du lịch đêm của quốc gia và nhu cầu của khách du lịch. Từ đó hình thành các khu phố đi bộ, phố ẩm thực, chợ đêm hoặc các trung tâm mua sắm, thể thao, giải trí.

Đề án đưa ra nhiều giải pháp thực hiện, trong đó có đề xuất tăng thời gian mở cửa các hoạt động dịch vụ đêm, xem xét điều chỉnh, cho phép tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6h sáng, thay vì 2h sáng như hiện này.

Ngoài ra còn có giải pháp khuyến khích các điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng liên kết với các doanh nghiệp lữ hành tổ chức chương trình trải nghiệm phục vụ khách du lịch vào ban đêm. Các đơn vị kinh doanh vận tải công cộng, vận tải du lịch đường bộ, đường thủy được đề xuất nâng cấp trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu kéo dài thời gian phục vụ khách vào ban đêm...

Việc xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn, thiết lập đường dây nóng hỗ trợ du khách, niêm yết giá công khai, tăng cường kiểm tra chất lượng, xuất xứ hàng hóa cũng nằm trong giải pháp phát triển mô hình du lịch đêm.

Sản phẩm du lịch đêm tại các trung tâm du lịch có lượng khách du lịch cao được yêu cầu phát triển đồng bộ, để hình thành thương hiệu sản phẩm du lịch đêm của Việt Nam.

Đề án được đưa ra trong bối cảnh du lịch Việt Nam được đánh giá thiếu các hoạt động vui chơi, tham quan, giải trí cho du khách, nhất là các hoạt động về đêm. Khảo sát từ Tổng cục Du lịch chỉ ra chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018 chủ yếu là dành cho thuê phòng, ăn uống (chiếm 56-60%). Mua hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan, vui chơi, giải trí chiếm 20%, còn lại là chi phí khác. Nếu chỉ tính tham quan kèm vui chơi, chi phí bỏ ra chỉ bằng 7-10% tổng chuyến đi. Trong khi đó tại Malaysia, Thái Lan, con số này là 40-50%, thậm chí 70%./.

Bài liên quan
  • Những con dốc "đặc sản" chỉ có ở Đà Lạt
    Đà Lạt không chỉ được biết đến là xứ sở ngàn hoa hay là nơi có những món ẩm thực đường phố độc đáo,... mà còn “đốn tim” nhiều du khách bởi vẻ đẹp nao lòng của những con dốc. Đây cũng chính là "đặc sản" của thành phố hoa lệ Đà Lạt. Bạn sẽ chẳng khó để kiếm được một con dốc đầy chất “nghệ”, đậm chất thơ ngay giữa trung tâm thành phố.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Phát triển sản phẩm du lịch đêm tại 12 điểm đến nổi tiếng của Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO