Hà Nội

Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024

Sơn Dương 19/04/2024 14:41

Sáng 19/4, tại Thư viện Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024 và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Đoàn Quỳnh Dung - Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTT&DL); Nguyễn Xuân Dũng - Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam; Trịnh Thị Lan - Trưởng phòng Báo chí Xuất bản (Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội); Trần Tuấn Anh, Giám đốc Thư viện Hà Nội; Trần Nữ Quế Phương - Trưởng phòng Thông tin Thư viện Quân đội; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của Thành phố cùng cán bộ thư viện của 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô.

Đánh giá cao tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, khẳng định vị trí, vai trò của sách trong đời sống, xã hội. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua quyết định lấy ngày 21/4 hằng năm là "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" và được quy định tại Điều 30- Luật Thư viện năm 2019. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định về đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; Quyết định về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam.

z5362305995141_6c4ba48a2b2ca27b43c7d7226b2be790.jpg
Ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Thư viện Hà Nội phát biểu tại Lễ khai mạc.

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Thư viện Hà Nội cho biết, Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội được tổ chức hằng năm nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với bạn đọc lứa tuổi thanh thiếu nhi, đồng thời thông qua cuộc thi khẳng định vai trò, những giá trị của văn hoá đọc trong việc nâng cao năng lực của người Việt Nam, đặc biệt trong việc tiếp cận với thông tin và tri thức góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ, đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập.

Với quan điểm, mục tiêu và giải pháp đặt ra tại Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị đó là: Thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; tập trung phát triển văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô. Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 06 về Phát triển văn hóa, nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh; UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 268/KH-UBND ngày 29/11/2021 về phát triển mô hình đọc sách trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025 trong đó có các chỉ tiêu cụ thể về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Bám sát chỉ đạo của Thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao đã ban hành Văn bản hướng dẫn số 1420/SVHTT-TV ngày 11/4/2024 về tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III trong toàn hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn Thành phố với những nội dung hoạt động và nhiệm vụ cụ thể của các cấp, các ngành nhằm tạo nên sự chuyển biến và lan tỏa giá trị của sách và vai trò của sách trong đời sống người dân. Ngay từ đầu tháng 4/2024 nhiều quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam với nhiều hoạt động thiết thực như Trưng bày triển lãm sách, nói chuyện chuyên đề, vẽ tranh theo chủ đề, thi xếp sách Nghệ thuật, tuyên truyền giới thiệu sách, trao tặng sách… đã tạo lên sức lan tỏa về việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc đến toàn người dân địa phương.

Có thể nói Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội trong những năm qua đã thành công rực rỡ, đã thu hút được đông đảo học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên trên địa bàn thành phố tham gia, đã tạo được dấu ấn và lan tỏa văn hóa đọc ngay từ chính gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Qua 3 năm tổ chức Cuộc thi, Ban Tổ chức đã nhận được 164.204 bài dự thi. Trong đó có nhiều bài được đầu tư công phu, nội dung tốt, sáng tác tác phẩm văn học với nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, kịch, vẽ tranh, video clip sáng tạo… lồng ghép thể hiện nhiều kỹ năng trong bài viết như viết chữ đẹp, vẽ tranh, sử dụng song ngữ… Ban tổ chức đã trao giải cấp Thành phố là 105 bài viết; 24 giải tập thể .

Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn, ngoài các bài viết dự thi, các em đạt giải cao còn thêm phần thuyết trình, hùng biện cho bài viết của mình, do đó yêu cầu các thí sinh tham gia dự thi phải có thêm nhiều kỹ năng hơn. Ngoài ra, điểm nổi bật năm nay là mở rộng đối tượng dự thi là các em học tập tại các trường Quốc tế trên địa bàn Thành phố.

Trong khuôn khổ chương trình, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức Lễ phát động Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024; nói chuyện chuyên đề về “Văn hóa đọc với thanh thiếu niên hiện nay”.

1(1).jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc chương trình.

Em Nguyễn Mai Linh, học sinh lớp 6A11 Trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội), người đạt giải Nhất Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2023 chia sẻ: “Sau khi đạt giải Nhất Cuộc thi, em đã có dịp để nhìn lại việc đọc của mình, việc duy trì thói quen đọc sách hàng ngày để mở mang kiến thức đã giúp em có cơ hội giành được giải thưởng. Vinh dự ấy càng giúp em có thêm động lực để tìm đọc những cuốn sách hay, cuốn sách bổ ích để bồi đắp, trau dồi tri thức. Đối với em Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc thành phố Hà Nội không chỉ đơn thuần là một cuộc thi mà thực sự là một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa. Thông qua Cuộc thi giúp chúng em phát huy niềm đam mê đọc sách, chia sẻ những cuốn sách hay, những phương pháp đọc sách hiệu quả, lan toả tình yêu với sách đến với mọi người và cho một thế hệ trẻ biết trân trọng và yêu sách”.

2(1).jpg
Em Nguyễn Mai Linh, học sinh lớp 6A11 Trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội lần năm 2024 là một trong những hoạt động nhằm cụ thể hóa Đề án“Phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Một số hình ảnh tại chương trình:

z5362335569480_eb5b715f77989aea26461e9ccfe00fd7.jpg
z5362305148344_58c780a921984c360b636bd5c83bd544.jpg
Các đại biểu tham quan không gian trưng bày sách tại Thư viện Hà Nội
z5362304378585_dc88e9b07fa3d0001005684eaffe7fa5.jpg
z5362304062621_19acfae768aab5286e0e015268acec43.jpg
z5362303338500_0e154015c7a38e9a4d584e5fd13da575.jpg
Một số đầu sách tại không gian Thư viện Hà Nội trong ngày Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024.
z5362365510998_04474e77bcabb9c59ca96fed76df84b6.jpg
z5362365572678_e263d48b80396a69804e0fc068ffa4f0.jpg
Thư viện Hà Nội luôn thu hút đông đảo các bạn trẻ.
z5362400322524_118f1347f067f3371f7cb1eb4d484759.jpg
Tại Lễ phát động Cuộc thi Đạị sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024, Ban Tổ chức tặng sách lưu niệm cho các đại biểu, bạn đọc.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội mong các nhà khoa học tiếp tục đồng hành để triển khai Luật Thủ đô khả thi, hiệu quả
    Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, cho biết, Thành phố rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng các văn bản pháp luật để cụ thể hóa, triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
  • [Video] Thị xã Sơn Tây nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, tự hào miền đất xứ Đoài của Thủ đô
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và 555 danh xưng Sơn Tây diễn ra tối 10/11, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thị xã Sơn Tây đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng. Cùng đó, chương trình nghệ thuật “Sơn Tây – Ngời sáng miền đất cổ” tại Lễ kỷ niệm đã khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất, con người Sơn Tây trong quá trình xây dựng, phát triển và những đóng góp to lớn trong lịch sử đất nước và Thủ đô Hà Nội.
  • Tây Hồ: 06 chương trình công tác toàn khóa có ý nghĩa quan trọng, đột phá
    Sáng 8/11, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận khóa VI tổ chức Hội nghị chuyên đề dưới sự chủ trì của các đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy; đồng chí Nguyễn Lê Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ; đồng chí Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận.
  • Quận Hai Bà Trưng: Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, tuyến phố văn minh đô thị
    Được sự quan tâm của Quận ủy, UBND quận và sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội từ quận tới cơ sở; thông qua triển khai thực hiện cuộc thi, mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng bước đầu đi vào nề nếp, ổn định và trật tự. Người dân tự giác hơn trong việc bảo vệ môi trường, duy trì việc phân loại rác, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và thực hiện trật tự đô thị.
  • Hà Nội tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
    Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Hà Nội tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 cho những người làm báo của Thành phố
    Ngày 25/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tuyên truyền Luật Thủ đô 2024. Lớp tập huấn diễn ra tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 300 cán bộ, phóng viên, biên tập thuộc khối báo chí - xuất bản Thành phố Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO