Phạm Phú Phong đồng hành với văn học

Theo Huỳnh Như Phương/báo Người Lao động| 27/09/2019 16:17

"Những chân trời xanh thẳm" được Phạm Phú Phong dành để trình bày sự nghiệp, chân dung và phong cách của 20 tác gia hiện đại

Thoạt nhìn nhan đề và bìa sách "Những chân trời xanh thẳm" của Phạm Phú Phong (NXB Hội Nhà văn, tháng 12-2018), người đọc dễ nghĩ đây là một tập thơ hay một tập tùy bút. Không phải. Dù tác giả từng sáng tác lâu năm, tác phẩm thứ chín này của ông tiếp tục nối dài con đường văn nghiệp với tư cách một nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình gắn bó chặt chẽ và am hiểu sâu sắc đời sống văn học của đất nước thời hiện đại.
Phạm Phú Phong đồng hành với văn học - Ảnh 1.

Phạm Phú Phong quê Điện Bàn, Quảng Nam, ra Huế học, "chân đi không đành", trở thành giảng viên Trường Đại học Tổng hợp (Huế), lập gia đình rồi bám trụ lập nghiệp ở đây cho đến nay. Ông viết và dạy giáo trình mỹ học, lý luận văn học, thi pháp học, lý luận báo chí, đồng thời bỏ nhiều công sức sưu tầm, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thành tựu văn học và báo chí trên dải đất miền Trung lắm thăng trầm, đau thương.

Từng xuất bản những công trình có tính chất tổng kết toàn cảnh lịch sử văn học, báo chí Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Trị Thiên và Liên khu 5, Phạm Phú Phong dành cuốn sách này để trình bày sự nghiệp, chân dung và phong cách của 20 tác gia hiện đại. Bên cạnh những bài viết công phu về 4 nhà văn hoạt động ở miền Nam (Nguyễn Hiến Lê, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Phạm Thế Ngũ), phần lớn cuốn sách nói về 16 văn thi sĩ miền Trung mà ta có thể xếp vào ba thế hệ. Một là những tác gia đã khẳng định tài năng trước Cách mạng Tháng Tám: Phan Khôi, Hải Triều, Hàn Mặc Tử. Hai là những tác gia hình thành ngòi bút chủ yếu trong thời kháng chiến chống Pháp: Vĩnh Mai, Nguyễn Văn Bổng, Võ Hồng, Đào Xuân Quý, Phan Tứ, Nguyên Ngọc. Ba là những nhà văn, nhà thơ xuất hiện và hoạt động thời kháng chiến chống Mỹ: Nguyễn Minh Châu, Trần Vàng Sao, Tô Nhuận Vỹ, Lê Văn Ngăn, Thanh Quế, Thái Bá Lợi, Lưu Quang Vũ. Đối với nhiều nhà văn trong hai thế hệ sau, Phạm Phú Phong đều có những giao tiếp, trao đổi nên ông không những hiểu văn mà còn hiểu người.

Có thể nói, Phạm Phú Phong làm việc cần mẫn và kỹ lưỡng với văn bản nhưng ông không phải là nhà nghiên cứu bó mình trong bốn bức tường thư viện. Ông không bao giờ tách văn bản khỏi bối cảnh xã hội và môi trường văn hóa mà nó hình thành. Ông cũng không bao giờ hiểu văn bản ở ngoài thế giới tinh thần và tâm lý của người sáng tạo nên nó. Theo chỗ tôi biết, Phạm Phú Phong đã đặt dấu chân khắp mọi miền đất nước, cả Bắc Trung Nam, để mang chất liệu, phong thổ, khí phách của đất Việt, người Việt vào trong trang viết của mình. Điều đó những nhà nghiên cứu "kinh viện" không thể nào có được.

Tuy là nhà phê bình xuất thân từ "Quảng Nam hay cãi", Phạm Phú Phong luôn tìm được tiếng nói đồng cảm và đối thoại trong ôn hòa với đồng nghiệp. Nhưng ông không phải là người "dĩ hòa vi quý", lúc cần thì vẫn "hòa nhi bất đồng" và giữ chủ kiến của mình. Những bài viết của ông về Phan Khôi, Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu, Trần Vàng Sao trong tập này cho thấy điều đó. Khi nào ông thâm nhập thế giới nghệ thuật của nhà văn, ngòi bút ông sẽ viết ra những dòng thuyết phục, như khi viết về Võ Hồng: "Tâm hồn người viết là khối thủy tinh trong suốt, hắt ra một thứ ánh sáng dịu dàng bao phủ lên từng số phận, soi tỏ và xâu chuỗi được tất cả những gì diễn ra trong thực tại" (tr. 161).

Phạm Phú Phong cho biết ông đang gấp rút thực hiện và trong tương lai gần sẽ cho ra mắt hai công trình mới: "Quảng Nam - 20 nhà văn của thế kỷ XX" và "Văn học Quốc ngữ Thừa Thiên - Huế". Bằng đời sống và ngòi bút của mình, ông tiếp tục góp phần kết nối và trả nợ cho hai vùng đất ở hai bên đèo Hải Vân nay đã có đường đi thông thoáng và trở nên gần gũi. 

(0) Bình luận
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chiến sỹ Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Chiến sỹ Điện Biên của tác giả Vũ Lan Phương.
  • Mùa xuân Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mùa xuân Điện Biên của tác giả Nguyễn Địch Long.
  • Trước tượng đài chiến sĩ Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước tượng đài chiến sĩ Điện Biên của tác giả Lương Sơn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Triển lãm "Hào khí Điện Biên - Một thiên sử vàng"
    Tư liệu, hình ảnh được tập trung vào 3 phần, gồm: “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, “Cuộc chiến 56 ngày đêm chấn động địa cầu”, “Quảng Nam - Đà Nẵng chia lửa cùng Điện Biên”.
  • Kem Thủy Tạ ra mắt 2 vị kem mới tại Lễ hội 2024
    Ngày 20/4, Công ty Cổ phần Thực phẩm Thủy Tạ tổ chức “Lễ hội kem Thủy Tạ 2024” tại nhà hàng Thủy Tạ Legend, số 1 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện nhằm tri ân khách hàng đã yêu mến Thủy Tạ suốt hơn 66 năm qua, đồng thời ra mắt dòng kem tươi cao cấp và 2 vị kem mới.
  • Hà Nội mùa đông lịch sử
    Đêm Hà Nội những ngày tháng 12, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất ở mức 7-8 độ C, tôi trằn trọc trở mình trong chăn đệm êm ấm, rưng rưng lắng nghe những ca từ xúc động trong bài hát “Cảm xúc tháng Mười” vang lên từ ngôi nhà kế bên. Ngoài kia gió rít từng cơn thổn thức, những cảm xúc nghẹn ngào thôi thúc tôi dậy mở máy tính, xem lại những thước phim tư liệu về 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô của Hà Nội năm 1946. Từ hiện tại bình yên, tôi đã được trở về với mùa đông lịch sử của thành Rồng - một mùa đông giá buốt nhưng rực lửa.
Đừng bỏ lỡ
Phạm Phú Phong đồng hành với văn học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO