Olympic Tokyo không có khán giả nước ngoài: Sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế

HNM| 24/03/2021 10:48

Bất chấp thiệt hại có thể lên tới 1,4 tỷ USD, Ban Tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 (lùi thời điểm tổ chức sang năm nay) đã quyết định không cho phép khán giả nước ngoài dự khán thế vận hội Olympic và Paralympic vào mùa hè này. Điều này cho thấy nỗ lực và ý chí quyết tâm của đất nước Mặt trời mọc trong việc sẵn sàng đánh đổi lợi ích kinh tế cho mục tiêu chung là khống chế đại dịch Covid-19.

Olympic Tokyo không có khán giả nước ngoài: Sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế

Olympic và Paralympic năm nay tại Nhật Bản sẽ là kỳ thế vận hội đầu tiên trong lịch sử không có khán giả nước ngoài.

Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp 5 bên giữa Trưởng ban Tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo Seiko Hashimoto, Bộ trưởng Olympic Tamayo Marukawa, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Thomas Bach và Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế (IPC) Andrew Parson vào chiều 20-3 theo hình thức trực tuyến. Quyết định mới về thế vận hội cũng phù hợp với quan điểm được Chính phủ Nhật Bản đưa ra. Theo đó, chủ trương không cho phép khán giả nước ngoài nhập cảnh vào nước này để dự khán các sự kiện tại thế vận hội Olympic và Paralympic năm nay là do dịch Covid-19 chưa được kiểm soát ở nhiều nước. Theo bà S.Hashimoto, quyết định này là cần thiết để “hiện thực hóa một giải đấu an toàn cho những người tham gia và người dân Nhật Bản”.

Về phần mình, Chủ tịch IOC T.Bach bày tỏ sự tiếc nuối và chia sẻ mất mát với người hâm mộ thể thao, nhưng nhấn mạnh ưu tiên lớn nhất của IOC là tổ chức Olympic và Paralympic an toàn cho mọi người, gồm vận động viên, ban tổ chức, nhân viên hỗ trợ của nước chủ nhà và người dân Nhật Bản.

Việc sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh diễn ra nhưng không có khán giả nước ngoài tham dự đồng nghĩa mọi nỗ lực chuẩn bị của Nhật Bản không có được kết quả trọn vẹn. Trước mắt, Ban Tổ chức sẽ hoàn lại số vé đã đặt mua từ nước ngoài, gồm hơn 600.000 vé dự khán Olympic và 300.000 vé dự khán Paralympic. Theo chuyên gia kinh tế Takahide Kiuchi thuộc Viện Nghiên cứu Nomura, Nhật Bản sẽ thiệt hại khoảng 150 tỷ yên (khoảng 1,4 tỷ USD) từ quyết định này. Khách du lịch nước ngoài không tham dự sự kiện khiến Nhật Bản mất đi nguồn thu lớn, chủ yếu từ chi tiêu tiêu dùng.

Trong nỗ lực tái khẳng định vị thế là một cường quốc công nghệ, trung tâm kết nối của thế giới, đất nước Mặt trời mọc đã đầu tư rất tốn kém cho công tác chuẩn bị Olympic và Paralympic. Chỉ riêng việc xây dựng sân vận động quốc gia mới đã tiêu tốn ngân sách 1,3 tỷ USD. Bên cạnh đó, hàng loạt dự án táo bạo về giao thông thông minh; dịch vụ tự động hóa với hàng loạt robot thế hệ mới... cũng tiêu tốn nhiều tỷ USD. Nhật Bản kỳ vọng sẽ biến thủ đô Tokyo thành một “đô thị siêu thông minh”, tạo ra một màn trình diễn văn hóa - công nghệ gây ấn tượng mạnh với du khách quốc tế. Việc trì hoãn Thế vận hội Tokyo 2020 một năm, đồng thời tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch bệnh đã khiến ngân sách tổ chức Olympic và Paralympic tăng lên mức 15 tỷ USD, trở thành thế vận hội đắt đỏ bậc nhất từ trước tới nay.

Giới chuyên gia cho rằng, thế vận hội vẫn diễn ra dù không có du khách nước ngoài tham dự cho thấy “tinh thần Nhật Bản” một lần nữa được khẳng định. Điều đó giúp Nhật Bản trở thành điểm sáng giữa bối cảnh thế giới đầy ảm đạm. Cũng phải nói thêm, thế vận hội diễn ra không có khán giả nước ngoài nhưng Nhật Bản vẫn cho phép vận động viên và huấn luyện viên nước ngoài nhập cảnh với điều kiện tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch. Các hoạt động thi đấu sẽ được truyền hình trực tiếp tới khán giả toàn cầu thông qua công nghệ truyền hình tiên tiến nhất.

Việc sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế vì sự an toàn của cộng đồng cho thấy ý chí và tinh thần quyết tâm của Nhật Bản trong việc khống chế, đẩy lùi đại dịch Covid-19. Thế vận hội Tokyo nếu diễn ra thành công sẽ là minh chứng sinh động nhất về nỗ lực vượt khó, vươn lên của người dân đất nước Mặt trời mọc.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Olympic Tokyo không có khán giả nước ngoài: Sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO