Nữ đại gia bất động sản Dương Thị Bạch Diệp chuẩn bị hầu tòa

KTĐT| 15/03/2021 09:17

Cùng bị xét xử với bị cáo Dương Thị Bạch Diệp còn có ông Nguyễn Thành Tài - nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh và các nguyên lãnh đạo sở, ngành. Các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 186 tỷ đồng.

Hàng loạt quan chức hầu tòa cùng “đại gia” lừa đảo
Ngày mai 15/3, TAND TP Hồ Chí Minh sẽ đưa bị cáo Dương Thị Bạch Diệp (SN 1948, quê Bình Định, ngụ TP Hồ Chí Minh) từng một thời là “đại gia bất động sản”, ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cùng bị xét xử với bị cáo Dương Thị Bạch Diệp là nhóm bị cáo phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm: Nguyễn Thành Tài (SN 1952, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh), Đào Anh Kiệt (SN 1957, nguyên Giám đốc Sở TN&MT), Lê Văn Thanh (SN 1962, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP, cả 3 đã bị xử tù trong vụ án khác); Nguyễn Thành Rum (SN 1953, nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL), Lê Tôn Thanh (SN 1956, nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL), Vy Nhật Tảo (SN 1956, Giám đốc Trung tâm ca nhạc nhẹ TP Hồ Chí Minh), Trần Nam Trang (SN 1959, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính), Nguyễn Thanh Nhàn (SN 1952, nguyên Phó Giám đốc Sở TN&TM), Huỳnh Kim Phát (SN 1954, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP).
Trong vụ án này còn có bị can Đào Thị Hương Lan (nguyên Giám đốc Sở Tài chính) đã bỏ trốn nên Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được xử lý sau.
Năm 2008, Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương (Công ty Diệp Bạch Dương - PV), trụ sở tại 179Bis Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh, do Dương Thị Bạch Diệp làm giám đốc, đã bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất với Vy Nhật Tảo hoán đổi căn nhà số 57 Cao Thắng (tài sản 57 Cao Thắng - PV), thuộc sở hữu của Công ty Diệp Bạch Dương với tài sản 185 Hai Bà Trưng (tài sản của Nhà nước) do Trung tâm ca nhạc nhẹ thuộc Sở VH-TT&DL quản lý, sử dụng làm trụ sở làm việc.
Quá trình hoán đổi 2 tài sản trên, Dương Thị Bạch Diệp đã gian dối cung cấp bản photo có công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (QSDĐ&QSHN) tại số 57 Cao Thắng (phường 3, quận 3) cho Ban chỉ đạo 09 TP Hồ Chí Minh.
Thời điểm cung cấp bản photo giấy tờ thể hiện chưa thế chấp, đến ngày 31/12/2008, bà Diệp đem thế chấp vay 8.700 lượng vàng tại Agribank TP Hồ Chí Minh, nhưng không báo cho các cơ quan chức năng mà chỉ cam kết với ngân hàng sau khi hoán đổi xong tài sản 185 Hai Bà Trưng sẽ dùng tài sản này để thế tài sản 57 Cao Thắng, làm tài sản đảm bảo chung cho các khoản vay của Công ty Diệp Bạch Dương tại Agribank TP Hồ Chí Minh.
Vừa được cấp giấy đã đem thế chấp ngân hàng
Sau khi được cấp giấy chứng nhận QSDĐ&QSHN tại số 185 Hai Bà Trưng vào ngày 4/2/2013, bà Diệp đem thế chấp tại Ngân hàng TMCP Phương Nam (nay là Sacombank) để vay 160 tỷ đồng. Hiện vẫn còn dư nợ hơn 222,7 tỷ đồng (nợ gốc hơn 99,2 tỷ đồng, nợ lãi hơn 123,5 tỷ đồng). Ngân hàng Phương Nam đã bán khoản vay này cho VAMC vào ngày 29/9/2016.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra xác định các cơ quan chức năng, các cá nhân đã tắc trách. Cụ thể, ông Vy Nhật Tảo được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản 185 Hai Bà Trưng đã chủ động thỏa thuận với Dương Thị Bạch Diệp để ký các văn bản đề xuất Sở VH-TT&DL xin chủ trương hoán đổi tài sản. Căn cứ “Đơn đề nghị hoán đổi tài sản” của Công ty Diệp Bạch Dương ngày 9/7/2009, ông Nguyễn Thành Tài đã chỉ đạo Huỳnh Kim Phát ký thông báo ý kiến chỉ đạo của ông Tài, giao Sở Tài chính (Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo 09) phối hợp với Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở VH-TT&DL nghiên cứu và đề xuất.
Trên cơ sở ý kiến của ông Nguyễn Thành Tài, lúc này bà Đào Thị Hương Lan (Giám đốc Sở Tài chính), chủ trì, tổ chức các cuộc họp với Sở VH-TT&DL, Sở TN&MT, Trung tâm ca nhạc nhẹ, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Công ty Diệp Bạch Dương, thống nhất ý kiến của các sở, ngành xác định “đây là sự việc đã rồi”. Sau cuộc họp nêu trên, ông Nguyễn Thành Rum và Lê Tôn Thanh ký công văn xin chủ trương hoán đổi và phương thức hoán đổi tài sản. Đến ngày 18/1/2010, bà Đào Thị Hương Lan báo cáo đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận cho Trung tâm ca nhạc nhẹ và Công ty Diệp Bạch Dương hoán đổi tài sản 185 Hai Bà Trưng.
Từ đề xuất của Ban chỉ đạo 09, ông Lê Văn Thanh cùng Huỳnh Kim Phát tham mưu, đề xuất và trình Nguyễn Thành Tài ký công văn chấp thuận cho Sở VH-TT&DL và Công ty Diệp Bạch Dương hoán đổi tài sản 185 Hai Bà Trưng với nhà đất 57 Cao Thắng. Tiếp đó, ông Nguyễn Thanh Nhàn ký công văn xác định tính pháp lý tài sản 57 Cao Thắng để Ban vật giá Sở Tài chính làm căn cứ thẩm định giá tài sản hoán đổi nhưng không kiểm tra pháp lý, di biến động của tài sản 57 Cao Thắng.
Trên cơ sở đề xuất của Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan, ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh (Trưởng Ban chỉ đạo 09) đồng ý cấp giấy chứng nhận QSHN&QSDĐ tại số 185 Hai Bà Trưng cho Công ty Diệp Bạch Dương, và ông Đào Anh Kiệt ký cấp giấy chứng nhận QSDĐ&QSHN và tài sản gắn liền trên đất tại số 185 Hai Bà Trưng vào ngày 4/2/2013 cho công ty này, trong khi tài sản 57 Cao Thắng chưa được bà Diệp chuyển giao quyền sở hữu cho Trung tâm ca nhạc nhẹ.
Dự kiến phiên tòa kéo dài từ ngày 15/3 đến 19/3.
Nhà nước thiệt hại hơn 186 tỷ đồng
Cơ quan điều tra xác định trong quá trình hoán đổi tài sản, các cá nhân nêu trên đã không yêu cầu Công ty Diệp Bạch Dương trình bản chính giấy chứng nhận QSDĐ&QSHN, không kiểm tra pháp lý, không kiểm tra di biến động tài sản 57 Cao Thắng nên không phát hiện được tài sản này đã bị Công ty Diệp Bạch Dương thế chấp vay vốn tại Agribank TP Hồ Chí Minh, và gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 186 tỷ đồng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Nữ đại gia bất động sản Dương Thị Bạch Diệp chuẩn bị hầu tòa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO