NSƯT Thanh Hiền tiết lộ ê kíp thực hiện chương trình bế mạc SEA Games 31

kinhtedothi| 17/05/2022 13:54

NSƯT Thanh Hiền - Giám đốc Nhà hát múa rối Thăng Long, Giám đốc sản xuất lễ khai mạc, bế mạc SEA Games 31 cho biết: “Ngay sau khi kết thúc Lễ khai mạc, ê kíp lại tất bật các công việc chuẩn bị chương trình Lễ bế mạc diễn ra tại Cung Điền kinh vào tối 23/5”.

Với vai trò là Giám đốc sản xuất, tham mưu đề xuất với các cấp về nội dung và ê kíp thực hiện lễ khai mạc và bế mạc SEA Games 31, NSƯT Thanh Hiền đã chia sẻ những câu chuyện hậu trường để làm nên một buổi lễ hoành tráng, ấn tượng tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình vào tối 12/5 vừa qua.
NSƯT Thanh Hiền và các nghệ sĩ biểu diễn trong Lễ khai mạc SEA Games 31.
NSƯT Thanh Hiền và các nghệ sĩ biểu diễn trong Lễ khai mạc SEA Games 31.

Chắc ít ai nghĩ một nhà hát chỉ quen với biểu diễn với công việc biểu diễn các con rối, lại dám nhận nhiệm vụ là đơn vị tổ chức thực hiện, đề xuất lên Bộ VHTT&DL, UBND TP Hà Nội và tiếp sau là Sở VH&TT Hà Nội chọn lựa tổng đạo diễn và nhà viết kịch, đạo diễn sân khấu và các ê kíp phục vụ cho chương trình Lễ khai mạc và bế mạc SEA Games 31.

“Nhà hát múa Rối Thăng Long từng giữ kỷ lục “Nhà hát duy nhất châu Á đạt kỷ lục diễn rối nước 365 ngày/năm” nhưng chưa từng tổ chức các sự kiện tổ chức biểu diễn lớn. Trong 2 năm dịch Covid-19 hoành hành, các chương trình biểu diễn bị đình trệ nên nghệ sĩ gặp khó khăn. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu Nhà hát cần phải năng động hoạt động ở nhiều lĩnh vực biểu diễn. Và việc đảm nhiệm tổ chức lễ kỷ niệm 120 ngày sinh đồng chí Nguyễn Phong Sắc là khởi đầu cho nhiệm vụ mới này của Nhà hát và cũng là bước đệm tạo sự tin tưởng cho nhiệm vụ đơn vị tổ chức thực hiện Lễ khai mạc và bế mạc SEA Games 31” - NSƯT Thanh Hiền – Giám đốc Nhà hát múa rối Thăng Long chia sẻ.

Lễ khai mạc SEA Games được truyền thông trong nước và nước ngoài đánh giá cao về nghệ thuật trình diễn được hỗ trợ bởi công nghệ thực tế ảo tiên tiến và hiện đại.
Lễ khai mạc SEA Games được truyền thông trong nước và nước ngoài đánh giá cao về nghệ thuật trình diễn được hỗ trợ bởi công nghệ thực tế ảo tiên tiến và hiện đại.

Bắt đầu từ đầu tháng 3/2022, nghĩa là chỉ còn khoảng 45 ngày sẽ diễn ra Lễ khai mạc SEA Games 31, Nhà hát nhận được nhiệm vụ là đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất chương trình khai mạc và bế mạc Đại hội. Trong khi với tầm vóc của chương trình này đòi hỏi từ 6 tháng đến một năm chuẩn bị. Với vai trò Giám đốc sản xuất, Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long phải “cân não” để đề xuất lãnh đạo Bộ VHTTDL, Sở VHTT Hà Nội mời ê kíp sáng tạo chất lượng nhất. “Chúng tôi đã đong đếm, mời chào và có những trao đổi với một số ê kíp sản xuất, tổng đạo diễn. Nhưng sau khi cân nhắc thì mời NSƯT Trần Ly Ly – quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn với vai trò Tổng đạo diễn cho chương trình là hợp lý nhất” - NSƯT Thanh Hiền – Giám đốc Nhà hát múa rối Thăng Long bày tỏ.

Ê kíp sản xuất chương trình Lễ khai mạc SEA Games và Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông.
Ê kíp sản xuất chương trình Lễ khai mạc SEA Games và Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông.

Bởi vì, là nhà quản lý nên NSƯT Ly Ly có tầm nhìn bao quát, có khả năng gắn kết các nhóm thực hiện để tạo nên chương trình xuyên suốt, nhịp nhàng vừa đảm bảo giữ vững bản sắc văn hóa nhưng vẫn đưa được yếu tố đương đại và hội nhập quốc tế. Đạo diễn sân khấu Hoàng Công Cường cũng là một gương mặt đạo diễn tài năng, nhiều ý tưởng, có khả năng nắm bắt công nghệ hiện đại và đón được xu hướng của khán giả.

Thực tế chứng minh, từ khi tâp luyện đến khi chính thức diễn ra khai mạc, các nghệ sĩ chỉ có hơn 30 ngày để hoàn tất các công việc từ lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, tập luyện... Để rồi, sau chương trình Lễ khai mạc, không chỉ truyền trong nước đánh giá cao mà truyền thông các nước ASEAN cũng như những hãng thông tấn hàng đầu thế giới đưa tin đậm nét và có những nhận xét nể phục về chương trình khai mạc sự kện SEA Games của Việt Nam.

2.000 khán giả tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình và hàng triệu khán giả xem truyền hình đã háo hứng đón xem Lễ khai mạc SEA Games 31
2.000 khán giả tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình và hàng triệu khán giả xem truyền hình đã háo hứng đón xem Lễ khai mạc SEA Games 31

Nhật báo Straits Times của Singapore có bài viết thể hiện sự ngưỡng mộ, ấn tượng về Lễ khai mạc SEA Games 31. “Lễ khai mạc SEA Games 31 có hơn 1.000 nghệ sĩ biểu diễn. Tất cả trình diễn trên một bối cảnh ấn tượng được hỗ trợ bởi công nghệ thực tế ảo tiên tiến và hiện đại. Màn trình chiếu của 11 quốc gia Đông Nam Á tham dự, cũng như biểu tượng cho 40 bộ môn thể thao tranh tài tại Đại hội, được thể hiện theo phong cách tranh dân gian Đông Hồ truyền thống của Việt Nam” -nhật báo Straits Times ghi.

Không ngủ lâu trong niềm vui mừng về việc tổ chức thành công Lễ Khai mạc, hiện nay NSƯT Thanh Hiền lại tiếp tục lo lắng cho công tác chuẩn bị tổ chức Lễ bế mạc SEA Games diễn ra vào 23/5 tại Cung Điền kinh. Đây sẽ là một chương trình mang đậm tinh thần thể thao và có sự trẻ trung hơn Lễ khai mạc.

"Đội ngũ sản xuất và thực hiện Lễ bế mạc vẫn gần như giữ nguyên như đêm khai mạc. Nếu Lễ khai mạc đem đến cảm nhận về một Việt Nam hấp dẫn, giàu truyền thống văn hóa, thân thiện, hiếu khách, cùng các quốc gia Đông Nam Á tỏa sáng mạnh mẽ thì Lễ bế mạc hứa hẹn sẽ có nhiều phần trình diễn nghệ thuật hiện đại, bùng nổ hơn để tạo dấu ấn về Việt Nam và SEA Games 31” - NSƯT Thanh Hiền cho hay.

(0) Bình luận
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
NSƯT Thanh Hiền tiết lộ ê kíp thực hiện chương trình bế mạc SEA Games 31
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO