Nồng nàn những giai điệu xuân Hà Nội

Cảnh Linh| 03/02/2022 00:03

Nồng nàn những giai điệu xuân Hà Nội

Đế đô Thăng Long ngàn năm luôn sáng bừng âm hưởng của những mùa xuân lịch sử. Gò Đống Đa vẫn còn ghi dấu một mùa xuân vĩ đại khi Hoàng đế Quang Trung đánh tan quân nhà Thanh (năm 1789) chấm dứt nạn xâm lăng của ngàn năm Bắc thuộc: “Có một mùa xuân/ Không chỉ như những mùa xuân làm hồng sắc áo sắc hoa/ Mùa xuân ấy rực rỡ cờ đào lừng vang chiến thắng/ Cho hôm nay! Dải đất thiêng này chói ngời lịch sử/ Một hào khí Đống Đa” (Mùa xuân hội Đống Đa - Duy Quang).

Đến những ngày người Hà Nội cầm súng với ý chí “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã viết ca khúc Người Hà Nội. Giai điệu mạnh mẽ kiêu hùng của Người Hà Nội vang lên đúng vào ngày Tết Đinh Hợi (1947), sau lời chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là mùa xuân lịch sử đánh dấu chín năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp. Với nhịp điệu sống động, ca khúc ngân vang lời hẹn ngày trở về chiến thắng của những người con Thủ đô: “Hà Nội say mê chen đón Cha về, kín trời phơi phới vàng sao./ Ngày ấy chói vinh quang vang ngàn phương lời thề nước Việt Nam yêu dấu ngả soi bóng sông Hồng Hà…”.

Sau chín năm gian khổ chiến đấu, quân và dân ta đã đánh dấu mốc lịch sử huy hoàng bằng chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ngày chiến thắng ấy vang lên nhịp điệu mùa xuân với những câu hát rạo rực của nhạc sĩ Văn Cao trong bài Tiến về Hà Nội: “Những bông hoa ngày mai đón tương lai vào tay những xuân đời mỉm cười vui hát lên/ Khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần. Như mùa xuân xuống cạnh đường nghe gió về, Hà Nội bừng tiến quân ca”. Sinh thời nhạc sĩ Văn Cao kể, ông viết bài này đúng vào một ngày mùa xuân năm 1949. Đây là một bài hát được sáng tác trong cảm xúc dạt dào với chiến thắng. Những người con Thủ đô đã trở về trong hoan ca. Bài hát có tính dự báo không ngờ. Những hình ảnh niềm vui đón chào của người dân Hà Nội đã diễn ra đúng như trong bài hát đã viết trước đó 5 năm: “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng/ Cờ ngày nào tung bay trên phố…”.

Và cũng từ đây hình ảnh Hà Nội trong thanh bình và dựng xây luôn được các nhạc sĩ thể hiện tình yêu thương mênh mông. Nhạc sĩ Hồ Bắc đã cất tiếng ca vang: “Hà Nội của tôi. Rồng đã bay lên bầu trời mùa xuân/ Đường phố thênh thang xôn xao những công trình. Hà Nội của tôi chung tay xây đắp cuộc đời” (Hà Nội của tôi). Những giai điệu mang dấu ấn lịch sử ngàn năm Thăng Long - Hà Nội luôn được hồi ức. Nhạc sĩ Trọng Đài trong Bài ca tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội đã nâng cánh những câu thơ của Nguyễn Khắc Phục bay bổng: “Bạn thân yêu ơi cho nghe chăng nhịp thời gian/ Âm vang trống hội Thăng Long/ Hà Nội ngàn năm/ Thủ đô tươi mới phơi phới bay trên đôi cánh mùa xuân…”. Và đâu đó tình yêu luôn được ngợi ca với mùa xuân dân tộc, mùa xuân của Thủ đô yêu dấu. Hà Nội mãi mãi trẻ trung với câu hát: “Rồi một mùa xuân đến/ Đóa hồng xinh tươi đang hé nở/ Nhẹ nhàng tia nắng ấm, xua tan bóng đêm/ Nắng ấm mùa xuân em/ Qua đây cho anh tháng ngày yêu thương thiết tha” (Hà Nội - tuổi xuân ca - Nguyễn Tiến Mạnh).

Luôn còn đó là tình yêu Hà Nội với những cảm xúc lãng mạn cùng xuân. Hà Nội ngân vang sóng đàn huyền ảo: “Chao nghiêng phút xuân/… sóng đàn ai lượn/ …Cổ Ngư, Cổ Ngư lắng hồn xưa/ Nhật Tân, Nhật Tân cánh đào bay/ Nắng reo vào cùng nhớ/ Nắng ngập tầm xuân sang… ngàn năm” (Sóng đàn Thăng Long - nhạc: Đức Liên, thơ: Trần Chính). Đặc biệt với những người con thành phố đi xa luôn ước muốn trở về trong tâm tưởng. Hà Nội của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn là như thế qua bài Hà Nội thầm hát trong tôi với câu hát da diết: “Hà Nội trên cao mây trời lộng gió/ Dáng thanh thanh trong sáng hồn thơ/ Tôi thấy như hoa đào chớm nở/ Một mùa xuân trong sáng đợi chờ”. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp cũng đau đáu tâm trạng yêu thương Thủ đô. Sau giải phóng miền Nam ông trở về quê hương nhưng trong lòng lại đầy tâm trạng mong nhớ Hà Nội. Nhạc sĩ đã hát như ru lòng mình rằng: “Ôi nhớ chiều ba mươi Tết, chen giữa đào hoa tươi thắm/ Đường phố đông vui chờ đón tân niên là phút thiêng liêng lắng nghe thơ Người/ Hà Nội ơi…” (Nhớ về Hà Nội). 

Mùa xuân luôn là biểu tượng sức sống của Hà Nội. Đó là những mùa xuân ngợi ca lịch sử và tình yêu thành phố ngàn năm. Một người con Thủ đô, nhạc sĩ Văn Ký đã bày tỏ tình yêu ấy bằng khúc ca Hà Nội mùa xuân: “Tặng anh một bài ca mới/ Trái tim em vời vợi nhớ thương/ Em đã gặp mùa xuân Hà Nội/ Hoa đào tươi nở trong nắng mới…”. Còn ca khúc Thành phố vào xuân của nhạc sĩ Tân Huyền lại ghi dấu hình ảnh những người con Hà Nội lên đường xây dựng quê hương: “Mùa xuân hoa đào nở khoe tươi/ Mặt nước hồ Gươm soi bóng mây/ Tạm biệt mẹ lên sông Đà nơi ấy/ Theo tiếng gọi mùa xuân đi đổi mới quê hương”. Hay mùa xuân của nhạc sĩ Phạm Đình Sáu lại say đắm,  mơ màng: “Nghe vui xốn xang mùa xuân lại về trên phố phường Hà Nội/ Xanh biếc chồi non đẹp màu lá mới/ Ngọt ngào hương hoa thơm ngát cho đời…” (Hà Nội vào xuân).

Đặc biệt, Hà Nội thường gắn bó cùng sắc hoa tươi thắm. Hoa ngát hương trong những khu vườn ngoại ô. Hoa tình yêu trong lòng người. Và những bông hoa lao động Thủ đô luôn dào dạt sắc hương đời. Đó là những giai điệu nồng nàn xuân của nhạc sĩ Văn Dung: “Em ơi! Nghe chăng mùa xuân tới/ Xanh tươi muôn hoa bay trong cánh chim bay trong tiếng ca ngọt ngào tình quê hương/ Say trong sắc hoa dịu dàng trong nắng xuân” (Những bông hoa trong vườn Bác). Còn cung đàn của nhạc sĩ Ngọc Khuê lại đằm thắm trong tình yêu lao động của những cô gái làng lúa làng hoa: “Lúa lên xanh thắm bên hoa em thơm ngát/ Hồ Tây ơi! Mùa xuân/ Tình ca đơm hoa từ lòng đất/ Đôi lứa tình yêu/ Mùa xuân/ Làng lúa/ Làng hoa/ Mùa xuân” (Mùa xuân - Làng lúa làng hoa).

Trên nền nhạc giao hưởng của ngàn năm Thăng Long - Hà Nội luôn bừng lên những cung điệu mùa xuân hòa vào nhịp sống mới. Đó là lời ca tiếng hát tươi trẻ về “Thành phố vì hòa bình” vững bền ở thế kỷ 21 cùng sự lớn mạnh của đất nước với lịch sử bốn ngàn năm. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nồng nàn những giai điệu xuân Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO