Niềm tin vào ''phim triệu view'' mang thương hiệu Việt

HNM| 19/02/2022 11:27

Với khoảng 500 tập phim được phát sóng liên tục trên kênh VTV1 và VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam, chưa kể các đài địa phương, có thể nói phim truyền hình Việt Nam đã trở thành “món ăn tinh thần quốc dân” trong năm 2021. Bước sang 2022, nhiều bộ phim mới phát sóng tiếp tục gây được sự chú ý, tạo thêm niềm tin cho công chúng vào những thương hiệu phim Việt “triệu view”.

Niềm tin vào ''phim triệu view'' mang thương hiệu Việt
Cách làm chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm của những người làm phim đã mang lại thành công cho nhiều bộ phim truyền hình trong thời gian qua.

Vượt dịch thành công

Mặc dù trong năm 2021 các hoạt động nghệ thuật, giải trí ở trong tình trạng "đóng băng" song đó lại là một năm tưng bừng của phim truyền hình với nhiều bộ phim tạo được dấu ấn đặc biệt. Điều này cho thấy vị trí độc tôn của truyền hình trong những giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, đồng thời cho thấy nỗ lực của những người làm truyền hình nói chung cũng như phim truyền hình nói riêng để đáp ứng nhu cầu của người xem.

Theo số liệu của Kantar Media Vietnam, thời gian xem truyền hình của khán giả cả nước đã tăng trung bình 40 phút kể từ khi áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31-3-2020. Tại Hà Nội, chỉ số rating cũng lập đỉnh mới 18,2% chỉ một ngày sau khi thực hiện cách ly toàn xã hội vào tháng 7-2021, đây là mức rating cao nhất trong vòng 4 tháng kể từ khi Hà Nội bước vào làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4.

Vượt dịch thành công là dấu ấn đáng ghi nhận khi có hơn 500 tập phim mới được phát sóng liên tục trên sóng truyền hình quốc gia, không bị gián đoạn kể cả với những bộ phim vừa làm vừa phát sóng trong thời điểm giãn cách.

Nhớ lại những ngày quay bộ phim “Hương vị tình thân”, diễn viên Mạnh Trường cho biết: Bộ phim vừa làm vừa phát sóng, lại dài tập nên toàn bộ quá trình quay trải qua tới 4 - 5 đợt dịch gì đó, diễn viên và ê kíp rất vất vả. Mỗi lần diễn viên tập trung quay đều phải thực hiện test Covid-19 và đảm bảo các biện pháp phòng dịch.

Còn theo đạo diễn Nguyễn Danh Dũng, thông thường ê kíp làm phim có khoảng 70 - 80 người, nhưng trong điều kiện chống dịch đã phải rút xuống một nửa trong khi phải tăng tốc độ làm việc tại hiện trường. Đáp lại sự vượt khó của ê kíp, “Hương vị tình thân” đã tạo dấu ấn khó quên nơi khán giả, trở thành một trong 3 phim Việt được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng internet trong năm 2021, bên cạnh “Hướng dương ngược nắng” và “Cây táo nở hoa”.

Nhìn lại năm 2021, có thể thấy phim truyền hình Việt vẫn giữ được nhịp phát triển. Các bộ phim được phát sóng thuộc nhiều mảng đề tài, từ gia đình, nông thôn, tuổi trẻ đến hình sự đều để lại ấn tượng với khán giả như “Hương vị tình thân”, “Hướng dương ngược nắng”, “Cây táo nở hoa”, “Phố trong làng”, “Mùa hoa tìm lại”, “11 tháng 5 ngày”, “Mặt nạ gương”, “Hồ sơ cá sấu”... Lý giải về sự thành công của phim truyền hình trong năm chống dịch căng thẳng vừa qua, NSND Mạnh Cường cho rằng, đó là nhờ “tình yêu nghề và trách nhiệm với khán giả. Hai cái đó cộng lại sẽ ra được những thước phim hay”.

Theo số liệu của Kantar Media Vietnam, năm 2021 có nhiều bộ phim Việt đạt tỷ lệ rating cao. Trong đó: “Mặt nạ gương” đứng đầu trong top 10 phim truyền hình Việt Nam được xem nhiều nhất với tỷ lệ rating là 4,8%, tiếp đó là “11 tháng 5 ngày” (4,7%), “Mùa hoa tìm lại” (4,4%), “Hãy nói lời yêu” (4,4%), “Hướng dương ngược nắng” (4,1%)... (theo rating của nhóm khán giả từ 15 - 54 tuổi tại 4 thành phố lớn tính đến hết tháng 10-2021).

Năm 2021, phim truyền hình Việt thu hút được đông đảo người theo dõi trên các mạng xã hội. Nổi bật là bộ phim “Cây táo nở hoa” với hơn 230.000 lượt xem cùng lúc trên YouTube, tổng lượt xem và tương tác trên các nền tảng của bộ phim này là hơn 964 triệu lượt (theo thống kê của đơn vị sản xuất, số liệu về lượt xem và tương tác được tổng hợp từ tập phim đầy đủ, clip, hậu trường...).

Phát triển bền vững nhờ nguồn nhân lực dồi dào

Với nội dung hấp dẫn, khả năng thu hút khán giả, nhiều năm trở lại đây, phim truyền hình đã trở thành “bệ phóng” tạo nên nhiều ngôi sao, đặc biệt là tạo cơ hội cho dàn diễn viên trẻ của các nhà hát ở Thủ đô. Điều này cũng góp phần tạo ra một dàn diễn viên đa dạng cho phim truyền hình.

Gần đây, trong chương trình “Gặp gỡ diễn viên truyền hình 2022” được phát sóng trên kênh VTV3, khán giả đã có dịp nhìn lại dàn diễn viên đình đám của phim truyền hình Việt. Thế hệ diễn viên đi trước có NSƯT Thanh Quý, NSND Thu Hà, NSND Mạnh Cường, diễn viên Quách Thu Phương, Võ Hoài Nam. Thế hệ trẻ có những gương mặt “vàng” như Hồng Đăng, Mạnh Trường, Việt Anh, Thanh Sơn, Thu Quỳnh, Quỳnh Kool, Phương Oanh...

Trở lại màn ảnh nhỏ sau 16 năm vắng bóng với vai diễn trong phim “Hương vị tình thân”, nghệ sĩ Võ Hoài Nam chia sẻ: “Tôi thấy bỡ ngỡ, ngạc nhiên. Cách đây 16 năm người ta phân biệt rất rõ phim nhựa và phim truyền hình nhưng khi tôi quay lại thì thấy các bạn đóng phim truyền hình nhưng cách làm... rất phim nhựa, rất chuyên nghiệp. Các bạn trẻ rất hay, năng động, sáng tạo, nghiêm túc với công việc. Cách các bạn trẻ diễn khiến chúng tôi cảm thấy thoải mái. Họ diễn có hồn, biết tung hứng để làm sao mang đến cho khán giả món ăn tinh thần ngon nhất”.

NSƯT Thanh Quý cũng cho biết, so với thế hệ của bà, các bạn trẻ có lối diễn tự nhiên, cách làm việc chuyên nghiệp. NSND Mạnh Cường bày tỏ sự tin tưởng: Các lớp diễn viên nối tiếp nhau, tre già măng mọc, tạo ra các thế hệ đan xen giữa người giàu kinh nghiệm và người trẻ, giúp phim truyền hình Việt phát triển ổn định.

Bên cạnh đó, không thể không kể đến rất nhiều đạo diễn đã tạo dựng được phong cách và cách làm phim truyền hình chuyên nghiệp như Nguyễn Danh Dũng, Trịnh Lê Phong, Vũ Trường Khoa, Hoàng Tích Thiện, Nguyễn Khải Anh, Bùi Tiến Huy...

Niềm tin vào ''phim triệu view'' mang thương hiệu Việt
Một cảnh trong phim “11 tháng 5 ngày”.

Kỳ vọng 2022

Với nền tảng đã được xây dựng trong nhiều năm qua dựa trên sự lớn mạnh về nguồn nhân lực, công nghệ làm phim, nguồn kịch bản đa dạng, đặc biệt là kinh nghiệm vừa làm phim vừa chống dịch tích lũy trong 2 năm qua, phim truyền hình Việt đủ tự tin về năm 2022 có nhiều thành công.

Một số dự án phim mở màn trong dịp năm mới đã chứng minh được điều này khi thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Có thể kể tới phim “Anh có phải đàn ông không” - bộ phim lãng mạn hài hước của đạo diễn Trịnh Lê Phong đang phát sóng những tập đầu - đã trở thành tâm điểm trên các diễn đàn phim với đề tài liên quan tới vai trò của người đàn ông trong gia đình hiện đại.

Bộ phim hình sự “Bão ngầm” của đạo diễn Đinh Thái Thụy dự kiến phát sóng từ ngày 21-2 được ví như “bom tấn" của truyền hình Việt. Bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của tác giả Trung tá, nhà văn Đào Trung Hiếu, người có gần 20 năm trực tiếp đối đầu với tội phạm, nên được kỳ vọng sẽ phản ánh chân thực cuộc đấu tranh bài trừ ma túy và tội phạm hình sự của lực lượng Công an nhân dân. Cùng với đó là các phim đầy hứa hẹn như “Về chung một nhà” của đạo diễn Vũ Trường Khoa, Hoàng Tích Thiện; “Tháng năm rực rỡ sắc màu” và “Lối về miền hoa” của đạo diễn Vũ Minh Trí...

Theo đại diện Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC), trong năm 2022, đơn vị này tiếp tục ưu tiên những kịch bản tốt, có tính xã hội cao. Bên cạnh đó, các đơn vị khác cũng đầu tư mạnh hơn cho lĩnh vực sản xuất phim truyền hình. Nếu như VFC tập trung mạnh cho đề tài hiện đại thì một số kênh truyền hình phía Nam lại ưu ái hơn cho dòng phim xưa. Xu hướng này góp phần tạo ra sự đa dạng cho phim truyền hình Việt trong năm nay, hứa hẹn mang đến cho khán giả màn ảnh nhỏ những thước phim hấp dẫn.

NSND Thu Hà: "Gần đây phim truyền hình Việt Nam rất hấp dẫn. Trước kia, có thời kỳ tôi đóng nhiều phim truyền hình và tôi đã tạm dừng vì nghĩ khó có đất diễn dành cho người lớn tuổi hoặc trung tuổi như tôi mong muốn khi vai chính thường được dành cho các bạn trẻ. Nhưng thời gian qua, phim truyền hình Việt cho thấy bất cứ một vai diễn nào, dù là vai chính hay vai phụ cũng có đất diễn rất hay, có thể khiến khán giả ấn tượng. Hiện nay trong quá trình diễn, người diễn viên có thể trao đổi với đạo diễn, biên kịch để bồi đắp thêm vai diễn của mình. Điều này thể hiện sự linh hoạt để phù hợp với thị hiếu khán giả của đội ngũ đạo diễn, quay phim, biên kịch trẻ tâm huyết. Chính họ đã tạo nên những bộ phim tuyệt vời".

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Quận Hai Bà Trưng phát động phong trào “Bình dân học vụ số ” năm 2025
    Sáng ngày 21/5, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị phát động phong trào “Bình dân học vụ số ” năm 2025 trên địa bàn quận. Đây là một phong trào mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong công cuộc xây dựng xã hội học tập và phát triển nền tảng tri thức số của quận Hai Bà Trưng tiến tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số cùng Thủ đô và đất nước.
  • Lũng Chinh - Nơi yêu thương dừng lại
    Ở nơi địa đầu Tổ quốc, giữa đại ngàn đá núi và mây mù quanh năm phủ lối, có những đứa trẻ vẫn ngày ngày băng rừng đến lớp, có những cô giáo lặng lẽ “cắm bản” để giữ ánh sáng con chữ giữa núi rừng. Và cũng chính nơi ấy – xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang – đã trở thành điểm dừng chân đầy cảm xúc trong hành trình thiện nguyện của Câu lạc bộ Thiện Tâm trong những ngày tháng 5 này...
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Chương Mỹ dự kiến trong tháng 5 hoàn thiện đề án cán bộ, nhân sự cấp xã mới
    Thực hiện Hướng dẫn số 09-HD/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, Ban Thường vụ Huyện ủy Chương Mỹ dự kiến hoàn thiện hồ sơ (tờ trình, đề án, phương án cán bộ kèm hồ sơ nhân sự) trình Thành ủy Hà Nội xong trước ngày 30/5/2025.
  • Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa
    UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 2065/UBND-KGVX ngày 20/5 về việc tăng cường quản lý di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.
  • Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất – Giao hòa giữa văn hóa đọc và tinh thần Phật giáo
    Từ ngày 17 đến 21/5/2025, Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất chính thức diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản PL.2569 và hành trình cung nghinh, tôn trí xá lợi Đức Phật – bảo vật quốc gia của Ấn Độ. Sự kiện do Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Chân Tâm và Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm tôn vinh giá trị của sách và khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa đọc trong đời sống hiện đại.
  • Ra mắt vở nhạc kịch "Không gia đình" nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6
    Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch "Không gia đình", chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot.
  • Khởi động cuộc thi vẽ minh họa "Chất địa phương"
    Từ ngày 17/5-16/6/2025, cuộc thi vẽ minh họa "Chất địa phương" chính thức nhận bài dự thi từ các nghệ sĩ trẻ trên toàn quốc, hướng tới tôn vinh và lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc tại các vùng miền Việt Nam thông qua các tác phẩm hội họa sáng tạo.
  • Trao tặng 2 chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế
    Hai chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung được trao tặng cho cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế để lưu giữ, bảo tồn và trưng bày giới thiệu đến công chúng.
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
Niềm tin vào ''phim triệu view'' mang thương hiệu Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO