Y tế - Giáo dục

Những vần thơ thấm đượm yêu thương

Sơn Dương 17:47 05/12/2024

Xuất phát từ tình yêu nghề, yêu trẻ thơ, nhiều cô giáo đã sáng tác thơ để tạo sự hứng thú cho học sinh, và nhiều trong số những bài thơ đó đã được tuyển chọn vào sách giáo khoa mới. Trong đó bài thơ “Ếch cốm“ và “Buổi sớm” của cô giáo Hoàng Minh Ngọc – giáo viên trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy, Hà Nội) được đưa vào sách Tiếng Việt 1, tập 1 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống là một trong những trường hợp như vậy.

Cô giáo Hoàng Minh Ngọc sinh ra và lớn lên tại một vùng quê của Hà Nội. Được thừa hưởng những rung cảm tinh tế của văn chương và thơ phú từ cha, mẹ nên những năm tháng tuổi thơ Minh Ngọc là một cô bé học sinh mơ mộng, lãng mạn và rất yêu thơ.

Có lẽ chính vì vậy mà khi còn là nữ sinh ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi có bằng Thạc sĩ tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội và xa hơn nữa là gần 25 năm công tác trong ngành giáo dục, cô vẫn yêu thơ, yêu văn học và sáng tác thơ.

Điều đáng khâm phục ở cô là dù không qua bất cứ trường lớp hay khóa đào tạo nào, nhưng cô đã sáng tác ra những vần thơ trong trẻo, gần gũi, sinh động. Thế giới trong thơ cô là những chú chuồn chuồn, cà cuống, bọ ngựa, ong, bướm, cỏ cây,… hay chính là những cô cậu học trò trong trẻo, đáng yêu, phù hợp với tâm lí tiểu học nên được các em học sinh vô cùng thích thú và đón nhận.

co-giao-hoang-minh-ngoc.png
Cô giáo Hoàng Minh Ngọc, giáo viên trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy, Hà Nội).

Vốn rất yêu trẻ nhỏ, nên sau khi rời ghế nhà trường, cô Minh Ngọc đã chọn trở thành một cô giáo Tiểu học. Năm 1999, sau khi tốt nghiệp ra trường, cô giáo Minh Ngọc về công tác tại trường dân lập Nguyễn Trường Tộ (Thanh Xuân, Hà Nội). Cô đã trải nghiệm ở nhiều môi trường khác nhau và sau đó quyết định gắn bó với trường Tiểu học Dịch Vọng B từ năm 2008. Điều khiến cô luôn tự hào chính là, sau gần 25 năm gắn bó với công việc chăm sóc và dạy dỗ những em học sinh đầu cấp, gia đình và bạn bè vẫn luôn tấm tắc rằng cô đã chọn đúng nghề.

Là một người tràn đầy năng lượng, cô Minh Ngọc luôn được học trò yêu mến. Nhiều trẻ sau khi rời lớp của cô vài năm, vẫn luôn gọi hai chữ “mẹ hiền”, thậm chí, viết thiệp và tặng những món quà handmade đong đầy tình cảm. Điều đó trở thành một trong những khoảnh khắc đẹp nhất trong sự nghiệp giáo dục trẻ thơ của cô giáo Minh Ngọc.

ccccc.png
Bài thơ “Ếch cốm“ và “Buổi sớm” của cô giáo Hoàng Minh Ngọc – giáo viên trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy, Hà Nội) được đưa vào sách Tiếng Việt 1, tập 1 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Nhà giáo Nguyễn Thanh Huyền – Hiệu trưởng trường Tiểu học Dịch Vọng B cho biết: “Nghề sư phạm gắn với phấn trắng, bảng đen nên thường mang hơi hướng của nghiệp văn chương. Hơn nữa, nghề giáo cùng với đặc trưng là khám phá chiều sâu trong tâm hồn và trí tuệ của con người, thường xuyên gắn bó với bầu không khí tĩnh tại bao quanh, tạo nên môi trường lãng mạn, thuận lợi cho sự sáng tác văn thơ. Chính bởi lẽ đó, cô giáo Hoàng Minh Ngọc ngoài việc là một cô giáo giỏi về chuyên môn, lại có năng khiếu trong việc tiếp thu các tác phẩm văn học, thơ ca một cách có định hướng đã tự sáng tác những tác phẩm thơ để tự giảng dạy cho các học sinh trong trường... Việc 2 bài thơ của cô giáo Hoàng Minh Ngọc được đưa vào sách Tiếng Việt 1, tập 1 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống không chỉ là niềm vinh hạnh, khẳng định tài năng của cô mà còn là niềm tự hào lớn của các giáo viên, tập thể BGH trường Tiểu học Dịch Vọng B”.

Chia sẻ về nguồn cảm hứng viết nên những bài thơ khiến các em học sinh thích thú, cô giáo Minh Ngọc thổ lộ: “Thơ đến với tôi bằng nguồn cảm hứng kỳ lạ! Chính những điều đơn giản trong cuộc sống xung quanh đã khiến tôi rung động mà viết thành thơ. Chỉ cần một giờ học cho học sinh ra vườn trường quan sát các loài vật nhỏ trong tự nhiên, tôi cũng có thể viết được một bài thơ cho các bé.

Hay khi thường xuyên phải dậy sớm soạn giáo án hoặc đến trường vào lúc tinh mơ, tôi cũng viết nên bài “Buổi sớm”. Học sinh của tôi rất thích bài đó, có bạn vừa đến lớp đã ghé tai cô thủ thỉ: “Cô ơi, buổi sáng khi phải dậy sớm để đến trường con mệt mỏi lắm, nhưng nhớ lại bài thơ của cô mà con thấy con yêu thích đến trường hơn”… nghe vậy, tôi rất vui vì các con có thể nhớ được bài thơ và thông qua đó, các em học sinh càng có thêm động lực tới trường”.

bbbb.png
2 cuốn sách bổ trợ môn Tiếng Việt cho các em học sinh lớp 1 được nhà NXB Giáo Dục Việt Nam phát hành có sự đóng góp của cô giáo Hoàng Minh Ngọc.

Được biết, ngoài việc các bài thơ của cô giáo Minh Ngọc được đưa vào giảng dạy, cô cũng được NXB Giáo dục Việt Nam mời làm thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Toán cho chương trình GDPT 2018; đồng thời, hoàn thành 2 cuốn sách bổ trợ môn Tiếng Việt cho các em học sinh lớp 1 được nhà NXB Giáo Dục Việt Nam phát hành; hợp tác cùng Giáo sư Lê Phương Nga, chuyên gia hàng đầu về môn Tiếng Việt và đã ra mắt cuốn “Vở thực hành Tiếng Việt nâng cao lớp 4” do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành.

aaaa.png
Bằng khen của Bộ GD&ĐT dành tặng cô giáo Hoàng Minh Ngọc.
fbfgn.png
Cô giáo Hoàng Minh Ngọc đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Thành phố.

Trong công tác giảng dạy, cô giáo Minh Ngọc là một tổ trưởng chuyên môn rất hoạt bát, năng nổ, không thua kém các bạn trẻ. Mọi hoạt động từ chuyên môn đến phong trào cô không chỉ hưởng ứng nhiệt tình mà còn vận động các thành viên trong tổ tham gia tích cực.

Năm học 2020-2021, cô đã đạt giải Nhì cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử cấp Quận. Nhiều năm liền, cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi, Giáo viên chủ nhiệm giỏi, Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố. Đặc biệt hơn, cô đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen khi có thành tích Xuất sắc trong phong trào thi đua: “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” năm học 2020-2021...

Theo nhiều đồng nghiệp tại trường chia sẻ, cô giáo Minh Ngọc mang trong mình tình yêu văn học và niềm say mê đọc sách. Chính bởi lẽ đó, cô thường xuyên giới thiệu đến học sinh và các vị phụ huynh những cuốn sách hay để họ tìm mua cho con em mình. Không những vậy, cô Minh Ngọc còn tự biên tập những câu chuyện thành tiểu phẩm hấp dẫn để các em học sinh được hóa thân vào nhân vật một cách sống động, có thể kể đến như: Kịch bản “Đông du kí” cô viết cho các em học sinh tham gia cuộc thi “Em yêu Hà Nội” nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội đã giành được giải Nhì và để lại dấu ấn sâu sắc trong hội thi; Kịch bản giới thiệu sách “Cảnh sát trưởng bọ ngựa” của cô dựng cho học sinh lớp 1A6 năm học 2021-2022 cũng đạt giải Nhì hội thi cấp trường. Những nỗ lực không mệt mỏi ấy của cô đã góp phần không nhỏ làm thay đổi thói quen đọc sách cũng như cách học văn của các em học sinh, một môn học vốn luôn là nỗi sợ hãi của không chỉ học sinh tiểu học.

Chia sẻ về người đồng nghiệp của mình, cô giáo Trần Kiều Trang, giáo viên trường Tiểu học Dịch Vọng B cho biết, đọc những dòng thơ cô Minh Ngọc viết, không chỉ các em học sinh mà ngay cả chúng tôi, những đồng nghiệp ngày ngày tiếp xúc với cô đều thấy rõ được tình yêu nghề, mến trẻ cháy bỏng trong huyết quản, trong trái tim của một nhà giáo chân chính. Ai đó đã từng nói: “Một thầy cô giáo như ngọn nến đốt chính mình để soi rọi cho người khác”. Không hiểu sao mỗi lúc ngẫm nghĩ về câu nói ấy, trong lòng tôi và các đồng nghiệp tại trường lại nghĩ đến cô giáo Minh Ngọc. Đối với chúng tôi, Minh Ngọc không chỉ là một người giáo viên nhiệt huyết tận tâm đầy năng lực, người bạn thẳng thắn chân tình mà còn là một tấm gương để bản thân học tập, rèn luyện, để cống hiến nhiều hơn cho mái trường Tiểu học Dịch Vọng B thân thương này./.

Sâu hóa bướm

Sâu róm xấu xí
Chẳng bạn nào chơi
Nước mắt tuôn rơi
Nó buồn khôn xiết.
Một ngày trời biếc
Sâu róm cuộn mình
trong chiếc kén xinh
ngủ sâu một giấc.

Đến khi tỉnh dậy
Mọc cánh kiêu sa
Tách kén chui ra
Sâu kia thành bướm

Dập dờn bay lượn
Trong vườn đầy hoa
Các bạn xuýt xoa
Ồ! Xinh đẹp quá

Niềm vui vỡ òa
Bướm chợt nhận ra
Các bạn quanh ta
Không ai xấu cả!

Mộc Miên (bút danh của cô giáo Hoàng Minh Ngọc)

Bài liên quan
  • Người giáo viên 30 năm cần mẫn “đưa đò” sang sông
    Gần ba thập kỷ gắn bó với sự nghiệp giáo dục, cô Đỗ Thị Minh Hường, giáo viên lớp 3, Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Đống Đa, Hà Nội) đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong ngành. Cô Hường luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua; thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đời sống của đoàn viên Công đoàn và giáo viên trong trường.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Gần 2.000 người dự phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước
    Ngày 17/5, tại thị xã Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước thành phố Hà Nội năm 2025 cho gần 2000 cán bộ, học sinh, đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn...
  • Hà Nội: Tầm soát ung thư, khám sức khỏe miễn phí cho 600 nữ công nhân
    Sáng 17/5, tại Khu Công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai đã diễn ra chương trình khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe miễn phí cho nữ công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • Triển lãm ảnh trực tuyến “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”
    Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông tấn xã Việt Nam (Chi đoàn Ban Biên tập ảnh) tổ chức triển lãm ảnh trực tuyến với chủ đề “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.
  • Hội hát Chèo tàu được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1351/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • K9 Đá Chông - Căn cứ địa mãi in dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nằm ẩn mình trong khu rừng già tại huyện Ba Vì, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km, K9 Đá Chông là căn cứ địa nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và nghỉ ngơi trong những năm 1957 - 1969. Nơi đây đã in dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những năm tháng kháng chiến đầy thử thách của dân tộc, chứa đựng lớp trầm tích quý giá của ký ức, đạo lý và niềm tự hào về tình yêu quê hương, đất nước.
  • Tái hiện phong trào Đồng Khởi trên sân khấu tuồng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở “Không còn đường nào khác” để tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc.
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
Những vần thơ thấm đượm yêu thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO