Y tế - Giáo dục

Người “đưa đò” tận tâm gieo hạt giống cho đời

Sơn Dương 25/10/2024 10:37

Trên phố Trần Nhân Tông thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có một ngôi trường nhỏ xinh nằm dưới hàng cây bồ đề bốn mùa xanh mát. Nơi đó là địa chỉ để trao gửi tin yêu, chắp cánh ước mơ, vang vọng lời của bao thế hệ thầy và trò. Ngôi trường đó mang tên trường THCS Tây Sơn, mái trường với niềm tự hào bao mùa vàng gặt hái, với những thầy cô ngày đêm lặng thầm gieo hạt giống đời bằng cả trái tim. Trường THCS Tây Sơn như một vườn hoa với nhiều bông hoa đẹp, và cô giáo Đỗ Thị Lệ Hằng là bông hoa như thế, một tấm gương điển hình “Người tốt, việc tốt” được trân trọng tin yêu.

Sinh ra trên mảnh đất Nam Định giàu truyền thống hiếu học, cùng với được giảng dạy tại trung tâm chất lượng cao – Trường năng khiếu Nguyễn Hiền, cô giáo Đỗ Thị Lệ Hằng đã có một bề dày thành tích về giảng dạy học sinh giỏi, là chiến sỹ thi đua của tỉnh Nam Định, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong giảng dạy được hội đồng cấp Thành phố đánh giá tốt và được trao giải thưởng cao.

z5953115747440_8e6968ce89ccc008a7eaccea69dc6c53.jpg
Cô giáo Đỗ Thị Lệ Hằng, một giáo viên tiêu biểu của trường THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Năm 2011, cô giáo Đỗ Thị Lệ Hằng chuyển về công tác tại trường THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), được phân công dạy môn Ngữ Văn. Trải qua 14 năm gắn bó với học trò ở ngôi trường có bề dày lịch sử gần 70 năm, cô giáo Lệ Hằng gần như đã trở thành người mẹ của các em học sinh nơi đây, là người đồng nghiệp giỏi, chân thành, là cô giáo mẫu mực được phụ huynh tin tưởng kính trọng.

Cô giáo Lệ Hằng có nụ cười toả nắng và giọng nói dịu dàng truyền cảm. Phải chăng, chính phong thái ấy đã phần nào khiến những bài giảng Ngữ Văn của cô luôn được học sinh say mê? Cô chứng tỏ chuyên môn vững vàng, sức "thu hút"với học sinh qua việc đào tạo những thế hệ học sinh chăm ngoan thành đạt, hơn thế nữa là đã truyền đạt thành công những “lời văn, ý thơ” tới lớp lớp các học trò thân yêu.

“Học Văn là học cách làm người, bởi Văn học là nhân học. Niềm say mê của tôi chính là được say sưa bình vẻ đẹp của cuộc sống, vẻ đẹp của những trang viết, vẻ đẹp của con người trong các tác phẩm Văn học, ngắm nhìn những ánh mắt tròn xoe thơ ngây ngấm dần những bài học đạo lý, lẽ sống cao cả, vẻ đẹp của cuộc đời khi các em học sinh chăm chú nghe giảng chính là động lực, mục tiêu để tôi phấn đấu, tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, “Nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa” tới bao thế hệ học trò” – cô giáo Lệ Hằng tâm sự.

Trong công tác giảng dạy cô Hằng luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, là tổ trưởng gương mẫu, chất lượng dạy đội tuyển học sinh giỏi Văn lớp 9 của cô giáo Lệ Hằng hàng năm đạt nhiều giải nhất, nhì, ba cấp Quận và đều có giải cấp Thành phố; chất lượng môn Văn 9 trường THCS Tây Sơn do cô Hằng làm nhóm trưởng, kiêm tổ trưởng chuyên môn những năm gần đây đều xếp thứ Nhất toàn quận trong kì thi vào lớp 10 THPT, xếp thứ 6 trong tốp 10 trường đạt kết quả cao của TP Hà Nội.

Không chỉ là một giáo viên có chuyên môn vững vàng, cô còn là một giáo viên chủ nhiệm giàu kinh nghiệm, luôn được phụ huynh tin tưởng và được học sinh yêu quý. Bởi ở cô toát lên sự nhiệt tình, trách nhiệm, luôn quan tâm đến mọi học sinh, yêu thương chăm sóc các em bằng tấm lòng của người mẹ. Học sinh yêu quý cô bởi cô gần gũi với các em, chỉ bảo tận tình và luôn đưa ra các hoạt động để các em được phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo, tạo sự gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong lớp. Vì thế, từ những hoạt động thường nhật như: điều hành giờ sinh hoạt lớp hay các hoạt động tổ chức sinh nhật cho các thành viên, tổ chức Trung thu hay những hoạt động lớn như kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, tham gia trải nghiệm, ngày hội thể thao Tây Sơn… lớp do cô làm chủ nhiệm luôn có những sáng tạo bất ngờ, thú vị và đạt giải cao. Nhiều năm liền, tập thể lớp đều đạt danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc, có nhiều học sinh đạt thành tích học tập và phong trào cấp quốc tế, quốc gia, thành phố, cấp quận và trường.

Mặt khác, cô giáo Lệ Hằng còn là tấm gương của phong trào thi đua yêu nước có nhiều “Việc làm tốt, hành động đẹp”. Cô luôn tích cực tham gia, vận động mọi người cùng tham gia công tác thiện nguyện, quyên góp, ủng hộ đồng bào khó khăn.

Phát động học sinh thể hiện tấm lòng tri ân với các thương binh liệt sĩ; tham gia các hoạt động thăm hỏi, tặng quà các bác thương bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng Thuận Thành, Bắc Ninh. Là người đỡ đầu trong hoạt động thiện nguyện: vận động học sinh ủng hộ rất nhiều sách vở, truyện, đồ dùng học tập cho học sinh vùng cao, khó khăn; cùng với đoàn thiện nguyện của nhà trường và phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) trao tận tay quà cho các em ở các điểm trường vùng cao, ủng hộ cho các nạn nhân hỏa hoạn, bão lụt...

z5953108139078_268be52332f6803424ade93e9aa6e0d6.jpg

Với những cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, nhiều năm liền, cô giáo Đỗ Thị Lệ Hằng đều đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, được các cấp quận, thành phố và ngành GD&ĐT biểu dương, khen thưởng. Năm 2024, cô Hằng được trao tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đồng thời nhiều năm liền cô đều được nhận bằng khen của ngành GD&ĐT vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; giấy chứng nhận thành tích xuất sắc làm theo lời dạy Bác Hồ trong những bức thư gửi cho ngành Giáo dục và thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Nhận xét về cô giáo Đỗ Thị Lệ Hằng, Nhà giáo Nguyễn Thị Vân Anh, Hiệu trưởng trường THCS Tây Sơn cho biết, cô Hằng như một cuốn từ điển sống không chỉ về những kiến thức Văn học mà còn cả về vốn sống. Với cô, Văn học chính là cuộc sống, là cầu nối truyền tải sự sâu lắng của cuộc sống, học Văn cũng chính là học làm người. Trong giảng dạy cô Hằng là người luôn đòi hỏi sự sáng tạo trong phương pháp, đặc biệt là sự chuẩn xác trong Văn học, vì thế ở mỗi bài giảng, cô lại có những cách truyền đạt khác nhau giúp học sinh vừa nắm chắc kiến thức, đồng thời lại có thể cảm thụ văn học tốt hơn. Tôi luôn bắt gặp hình ảnh cô Đỗ Thị Lệ Hằng chụp ảnh cùng học trò ở rất nhiều lứa tuổi, từ những anh chị đã gặt hái thành công trong cuộc sống đến những bạn vừa chập chững vào cấp 3. Những hình ảnh này đủ chứng minh rằng, cô giáo Hằng không chỉ là một người cô đáng kính mà còn là một người mẹ, người bạn của học trò. Để đến rất nhiều năm sau, trải qua rất nhiều thăng trầm, học trò vẫn tìm đến cô như tìm về với tình yêu, niềm tin của người mẹ hiền.

Tôi luôn tin tưởng vào câu nói “Hành trình vạn dặm bắt đầu từ những bước chân đầu tiên, tình yêu thương bắt nguồn từ những điều giản dị gần gũi đời thường nhất”. Chính vì vậy, khi ngồi viết những điều về cô giáo Lệ Hằng, tôi như thấy niềm vui được lan toả bởi trân quý một người giáo viên luôn tận tụy và có trách nhiệm với nghề, được các thế hệ học sinh yêu quý gọi là người mẹ thứ 2 của các em. Tôi tin rằng, cô giáo Đỗ Thị Lệ Hằng sẽ mãi giữ được ngọn lửa đam mê, nhiệt tình, sáng tạo, để thắp lên những ước mơ tri thức đối với các thế hệ học sinh, góp phần đào tạo những thế hệ học trò tích cực, chủ động, sáng tạo, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội trong thời đại mới, xứng đáng với danh hiệu “Người giáo viên giỏi – người tốt, việc tốt” của trường THCS Tây Sơn./.

Bài liên quan
  • Người truyền lửa đam mê học tiếng Anh cho học sinh
    10 năm gắn bó với nghề, cũng là ngần ấy năm cô Nguyễn Thị Huệ, giáo viên trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Hà Đông, Hà Nội) cống hiến để truyền ngọn lửa đam mê cũng như có nhiều giải pháp sáng tạo, kinh nghiệm hay nhằm thúc đẩy phong trào học tiếng Anh cho nhiều thế hệ học sinh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mở rộng chính sách với nghệ nhân để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
    Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh vừa trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại chương trình Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khóa XV. Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã có nhiều điểm mới, quan trọng, bao quát và phù hợp hơn trong chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể.
  • Nhiều ngành công nghiệp văn hóa quy tụ trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
    Bên cạnh các ngành du lịch văn hóa, kiến trúc, thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế, ẩm thực, thời trang, quảng cáo, phần mềm và trò chơi giải trí đã là thế mạnh của các mùa trước, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 sẽ mở rộng sang lĩnh vực các không gian văn hóa sáng tạo, điện ảnh, truyền hình - phát thanh và xuất bản. Với một sê-ri sự kiện quy tụ 12 ngành công nghiệp văn hóa sẽ, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 hứa hẹn mang đến những sáng tạo vô cùng phong phú cho công chúng.
  • Phát động giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng lần thứ 7
    Ngày 24/10, tại trụ sở số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, TTXVN đã chính thức phát động giải thưởng nhiếp ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng lần thứ 7. Giải thưởng nhằm tôn vinh những tác giả xuất sắc, những tác phẩm báo chí ghi trọn những khoảnh khắc ấn tượng, cảm xúc thông qua lăng kính nhiếp ảnh.
  • Phát triển nguồn nhân lực số có chất lượng cao cho Việt Nam
    Ngày 24/10, Học viện Chính sách và Phát triển phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực số cho Việt Nam”.
  • VinClub nhận “cơn mưa” lời khen từ khách hàng thân thiết
    Sau chuỗi sự kiện đặc biệt dành riêng cho các thành viên của Chương trình khách hàng thân thiết Tập đoàn Vingroup, VinClub đã nhận về “cơn mưa” lời khen, khẳng định vị thế là một trong những chương trình membership ấn tượng, hấp dẫn nhất hiện nay.
Đừng bỏ lỡ
Người “đưa đò” tận tâm gieo hạt giống cho đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO