Những trường hợp nào được xóa nợ, khoanh nợ thuế?

TBTCO| 24/08/2019 20:19

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký các công văn trả lời ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cử tri một số tỉnh về nội dung liên quan tới xóa nợ thuế, khoanh nợ thuế đối với hợp tác xã bị phá sản, người nộp thuế đã chết, mất tích, tự giải thể, ngưng nghỉ, bỏ địa chỉ kinh doanh.

xóa nợ thuế
Sớm có nghị quyết về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước. Ảnh minh họa của Đức Minh

Xóa nợ thuế cho hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà không còn tài sản

Theo ý kiến cử tri tỉnh Bến Tre, có nhiều hợp tác xã, thành lập theo Luật Hợp tác xã 2003, đến nay không hoạt động và còn nợ thuế nên không thể thực hiện giải thể bắt buộc được. Do vậy, cử tri đề nghị trung ương nghiên cứu, sớm có hướng dẫn về xử lý nợ thuế đối với các hợp tác xã này.

Theo văn bản trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre (số 9767/BTC-TCT do Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ngày 20/8/2019), Bộ Tài chính cho biết, tại khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt” được xóa nợ thuế.

Căn cứ quy định nêu trên, Bộ Tài chính cho biết, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuộc trường hợp được xóa nợ tiền thuế.

Đối với các hợp tác xã không còn hoạt động và nợ thuế, Bộ Tài chính đề nghị Đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre đề nghị các cơ quan chức năng trên địa bàn xem xét để làm thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản.

Trường hợp giá trị tài sản của hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thuế thì hợp tác xã được xem xét xóa nợ thuế.

Từ 1/7/2020, khoanh nợ thuế cho người nộp thuế mất tích, tự giải thể

Trả lời ý kiến cử tri tỉnh Trà Vinh, tại văn bản số 9769/BTC- TCT, Bộ Tài chính cho biết, căn cứ vào Điều 83 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Khoản 6, điều 19 của luật này, từ ngày 1/7/2020, người nộp thuế đã chết, mất tích, tự giải thể, phá sản, ngưng nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh thuộc trường hợp được khoanh nợ thuế và cơ quan thuế chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp này.

Ngoài ra, hiện nay Bộ Tài chính được Chính phủ giao chủ trì xây dựng nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền thuế đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, trong đó có giải pháp không tính tiền chậm nộp; xóa tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh trước ngày Luật Quản lý thuế số 38 có hiệu lực thi hành đối với người nộp thuế đã chết, mất tích, tự giải thể, phá sản, ngưng nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh.

Nhiều khoản nợ thuế không còn khả năng thu hồi

Cử tri tỉnh Bình Dương phản ánh tình trạng các doanh nghiệp nợ đọng thuế ngày càng tăng và mang tính phức tạp, có trường hợp số tiền nợ thuế lên đến hàng trăm tỷ đồng, có doanh nghiệp chây ỳ, không thể thu hồi. Do vậy cử tri tỉnh Bình Dương đề nghị ngành Thuế cần phối hợp với các ngành liên quan xử lý dứt điểm các trường hợp này.

Tại văn bản số 9768/BTC-TCT, Bộ Tài chính cho biết, tổng số tiền nợ thuế tính đến 31/7/2019 là 83.158 tỷ đồng, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2018, tăng 8,9% so với thời điểm 31/12/2018.

Tiền thuế nợ có khả năng thu là 27.470 tỷ đồng, chỉ chiếm 33% tổng số tiền thuế nợ. Số nợ đọng này đã giảm 23,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Tiền phạt và tiền chậm nộp phát sinh của nhóm nợ có khả năng thu là 16.678 tỷ đồng, chiếm 20,1% tổng số tiền thuế nợ, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2018, tăng 9% so với thời điểm 31/12/208.

Số tiền nợ thuế không còn khả năng thu hồi là 39.010 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46,9% tổng tiền nợ thuế, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2018, tăng 3,8% so với thời điểm 31/12/2018.

Qua cơ cấu nợ nêu trên cho thấy số tiền thuế nợ đọng vẫn còn lớn.

Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ không còn khả năng thu hồi của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, chấm dứt hoạt động, tự giải thể, phá sản, ngưng nghỉ và bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh và tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh của nhóm đối tượng này (chiếm (46,9%).

Luật Quản lý thuế quy định tính tiền chậm nộp 0,03%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp. Quy định này là chế tài xử lý cần thiết. Tuy nhiên, do người nộp thuế đã chết, mất tích, đã giải thể, phá sản, không còn hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn khả năng nộp thuế nên tiền phạt, tiền chậm nộp càng tăng lên, song thực tế các khoản nợ này không còn khả năng thu hồi.

Ngoài ra, còn một số người nộp thuế ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, chây ỳ nợ thuế và phát sinh tiền phạt, tiền chậm nộp của nhóm nợ có khả năng thu hồi (chiếm 20,1%).

Theo Bộ Tài chính, đối với các đối tượng này, mặc dù cơ quan thế đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thu nợ nhưng vẫn không thu hồi được nợ thuế.

Trước tình hình trên, thời gian qua, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp triển khai nhiều biện pháp để đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, như ngày 15/10/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế để giảm nợ đọng ngành Thuế quản lý.

Bên cạnh đó, cơ quan thuế các cấp đã triển khai đồng bộ các giải pháp thu hồi nợ thuế, như: tổ chức rà soát, phân loại nợ phản ánh đúng bản chất của khoản tiền thuế nợ, tăng cường thực hiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế; công khai thông tin người nợ thuế dây dưa, chây ỳ lên các phương tiện thông tin đại chúng,…

Đồng thời, cơ quan thuế phối hợp chặt chẽ, chuyển hồ sơ cho cơ quan công an điều tra làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, xử lý nghiêm các doanh nghiệp bỏ trốn, cố tình nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước./.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Những trường hợp nào được xóa nợ, khoanh nợ thuế?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO