Những trang tản văn đằm thắm tình đời, tình người

PGS.TS Vũ Nho| 07/11/2021 08:55

Đọc cuốn Ký ức lời ru của Phạm Ngọc Tâm Dung, NXB Hội Nhà văn, 2021

Những trang tản văn đằm thắm tình đời, tình người

Nhà giáo dạy văn  Phạm Ngọc Tâm Dung sau chuyển nghệ làm nhà báo của báo Phụ nữ Việt Nam vốn không định lấy văn chương làm sự nghiệp. Bằng lòng với chuyện làm nghề đưa đò, rồi sau làm việc gỡ rối cho những khúc mắc tình cảm của chị em phụ nữ, chị chỉ thi thoảng làm mấy câu thơ ghi vào sổ tay như một kỉ niệm cho riêng mình.

Rồi khi nghỉ hưu, nghỉ cả công việc kinh doanh, chị lập trang Facebook như mọi người, chỉ để giao lưu bè bạn. Lúc đó nhu cầu viết mới xuất hiện. Ban đầu, chỉ là những bài thơ, mẩu chuyện để giao đãi với mọi người. Cho đến khi cùng những người bạn tâm giao tập hợp và in hai tập thơ văn Miền cổ tích, lập trang mạng Miền cổ tích thu hút 300 thành viên, được bạn bè tín nhiệm phong chức “trưởng miền” thì nhu cầu viết bỗng bùng lên mạnh mẽ. Ngoài việc viết bình luận thường xuyên cho các bài đăng trên trang, chị còn làm rất nhiều thơ, viết nhiều tản văn, và viết cả truyện ngắn, truyện dài. Đặc biệt, tuy không nhiều, Tâm Dung còn viết phê bình văn học với các bài bình thơ, chân dung tác giả và phê bình tập truyện…

Với riêng tản văn, có thể nhận thấy tác giả không viết về những gì lớn lao, to tát mà hướng đến những gì gần gũi, thân thương, hết sức bình dị của đời thường. Cây ngô, rau cần, mắm cáy, củ súng, bồng khoai, ốc nhồi, cua ngôm. Rồi sương, rồi mưa đầu đông, rồi mùa thu. Rồi cúc họa mi Hà Nội, mùa đông Hà Nội… Bất cứ đề tài nào, người đọc cũng được thưởng thức những khám phá tinh tế, thú vị, giàu chất thơ của một ngòi bút khá tài hoa, của một tâm hồn giản dị, khiêm nhường, dễ thân gần, dễ mến thương.

Tản văn của Tâm Dung là những bài thơ văn xuôi giàu nhịp điệu. Hãy cùng tác giả khám phá những bắp ngô non của cây ngô quen mà lạ: 

“Đâu đó bên nách lá, là một đôi bầu bắp, xanh nõn nà, nhu nhú, trinh nguyên, với một dúm râu vàng ươm như những búp tơ của con tằm khổng lồ nào đó chui vào làm tổ. 

Thoang thoảng đâu đây một mùi thơm như sữa mẹ đang phả vào làn môi của bé khi ẵm ngửa, cho ta nếm cảm xúc hạnh phúc, cảm xúc của niềm vui no đủ, ngọt ngào mà bình dị thân thương. Rồi bất giác, ta đưa tay vuốt nhè nhẹ “búp tơ” non nõn và mềm mướt mát lạnh kia, ta lại có một liên hệ ngay tới lời thơ như đồng dao của cô bảo mẫu, liên hệ đến nhúm tóc mềm như tơ và vàng hoe của bé, liên hệ

đến nhịp đung đưa của võng mẹ dập dìu, đưa em vào giấc ngủ khi em quấy nũng, giống như thân ngô mẹ khẽ khàng cùng gió mát lành ru con chờ trông sự mọng mẩy, no tròn, cho mùa này và cho muôn mùa sau...” (Tản mạn về ngô).

Với cây rau cần, tác giả lí giải vì sao mà trong bài ca dao thách cưới, người bình dân lại chọn rau cần chứ không phải loại rau nào khác: “Thân cần lại dài óng ả và trắng nõn trắng nà; “trắng như ngó cần”. Dù sống trong bùn lầy mà chẳng hề có một chút cáu bẩn nào bám nổi vào thân. Lại nữa, chòm lá xanh tươi lúc nào cũng bóng như thoa mỡ, hồn nhiên giản dị chẳng cần chăm bón nhiều... làm cho ai đó có thể liên tưởng đến sự nết na, dáng mảnh mai, làn da trắng nõn và mái tóc xanh mướt của người con gái trăng tròn thôn quê chăng?” (Rau cần quê tôi).

Tác giả khi nói về những món ăn bình dân từ những sản vật  của  đồng ruộng, ao hồ, thật chẳng khác gì một người nội trợ sành chế biến, một chuyên gia ẩm thực. Ví như vị ngon của canh rau cần: “Bát canh bốc khói, bắt mắt với màu trắng nõn của rau, màu đỏ hồng cà chua, màu xanh ngắt của vài cọng thì là, hành hoa. Mùi hương sực nức đặc trưng của bát canh cần cộng với mùi thơm ngai ngái nồng nàn của cây cỏ củi khô vườn nhà hoặc rạ rơm đồng làng. Và nhất là ngồi ăn cùng cơm mới vụ mùa vừa chín tới trong bếp ấm  áp  trên manh chiếu trải vội thì… ngon thôi rồi!” (Rau cần quê tôi). Hay như món cá nướng: “Cá quả để nguyên con, gói trong lá cỏ tranh, lá tre, bọc ngoài lớp lá chuối tươi, khoét một mảng đất vườn, chất rơm mới mà đốt. Bóc lớp lá cháy đen là hiện nguyên con cá vàng ươm, thịt trắng nõn, thơm nức mũi, chấm muối ớt chỉ thiên, nhắm cùng rau cần bóp ghém” (Rau cần quê tôi).

Tản văn của Tâm Dung thấm đẫm những kỉ niệm, nhất là kỉ niệm tuổi thơ. Qua những trang văn, chúng ta gặp lại thuở thơ ngây của mình qua những kỉ niệm  của tác giả. Đó là kỉ niệm nằm trong lòng bà nghe tiếng ru của thím (Kí ức lời ru), kỉ niệm bắt cua ngôm (Lần đầu bắt cua ngôm), câu cáy, nướng ngô ngoài đồng,  lấy rau cần cùng người lớn, ăn ốc rằm tháng tám…

Tản văn của Tâm Dung thường được viết từ những kinh nghiệm sống phong phú, những trải nghiệm thực tế của một người sống chậm, sống kĩ, ưa quan sát,  ham mê khám phá. Hãy nghe tác giả luận về mùi thơm ngô nướng, viết về cái khăn của người phụ nữ  Hà Nội nói riêng và xứ Bắc nói chung hay cảm nhận nét đẹp của cánh đồng cúc họa mi thì sẽ rõ điều đó.

Với vốn văn chương được đào tạo bài bản ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội?, với niềm đam mê thơ ca, khi viết tản văn, Tâm Dung đã liên tưởng, đã vận dụng những câu ca dao dân gian, các câu thơ nổi tiếng của các nhà thơ hiện đại trong nước. Điều đó làm cho bài viết thấm đẫm chất thơ, đồng thời chứa đựng những kiến thức vừa rộng, vừa sâu, làm tăng tính hấp dẫn, quyến rũ. Chẳng hạn trong bài Kí ức lời ru, tác giả đã 13 lần dẫn các câu ca dao, dân ca trong các lời ru. Trong bài Tản mạn về ngô, ngoài bài đồng dao của cô giáo, tác giả còn trích thơ Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Trúc Thông. Trong bài Sương, có tới 7 lần tác giả trích thơ của mình và các nhà thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Quang Dũng, Trần Hữu Thung, Nguyễn Duy. Những câu thơ thật hay, thật đẹp được trích và đặt vào bài viết đúng lúc, đúng làm cho người đọc thích thú. Ngoài ra, các bài khác như Canh bồng khoai nước dại,  Mưa đầu đông,  Rằm tháng tám nói chuyện ốc, Tản mạn thu, Rau cần quê tôi, Mùa hoa gạo, Ngày đầu đời của con… không ít thì nhiều đều có những câu thơ dân gian hoặc hiện đại điểm xuyết trong bài viết.

Có thể nói rằng bằng một giọng văn dịu dàng, thủ thỉ, thân thiện, Phạm Ngọc Tâm Dung đã tạo nên những trang tản văn đằm thắm tình đời, tình người. Đó là một điểm sáng lung linh trong những trang viết của tác giả. Tôi nghĩ rằng những trang tản văn đó giúp người ta yêu cuộc đời này hơn, biết ơn những sản phẩm nông nghiệp, biết ơn những người làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi sống con người và biết ơn các nhà văn, những người viết đã cho mọi người được sống thêm một cuộc đời khi hưởng thụ những giá trị văn hóa  tinh thần trong những áng văn hay. 
(0) Bình luận
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • Tái bản cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà
    Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Những trang tản văn đằm thắm tình đời, tình người
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO