Những thành phố văn hóa đặc trưng của Việt Nam

KTĐT| 08/12/2021 10:06

Mảnh đất hình chữ S đang sở hữu rất nhiều những TP văn hóa mà nội hàm của nó là cả một kho tàng di sản từ vật thể đến phi vật thể. Trong đó phải kể đến hai TP tiêu biểu là Hà Nội và Huế.

Mảnh đất ngàn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội với gần 6.000 di tích và gần 1.800 di sản phi vật thể, nên du khách đến Hà Nội không chỉ đến thăm những khu du lịch văn hóa trọng điểm của Thủ đô như: Khu di tích Phủ Chủ tịch; Khu phố cổ - hồ Hoàn Kiếm, Hoàng thành Thăng Long, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, làng cổ ở Đường Lâm, chùa Hương… mà cùng với đó trải nghiệm những di sản kiến trúc, lối sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực… độc đáo, hấp dẫn du khách bốn phương. Hà Nội còn tập trung số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước với trên 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 59% tổng số làng có nghề của toàn quốc, trong đó tiêu biểu như: Gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ... Từ các tiềm năng này, Hà Nội đang xây dựng thành các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng thu hút du khách. Để rồi, du khách đến Hà Nội ai cũng thấy nhớ, thấy yêu và mong muốn được tiếp tục quay trở lại.
Không chỉ thỏa mãn với những thành tựu đạt được trong khai thác du lịch văn hóa. “Thời gian tới, Hà Nội xây dựng lộ trình, kế hoạch, ban hành những cơ chế, chính sách cụ thể, nguồn lực tài chính, đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam và Hà Nội; Tập trung quy hoạch, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hình thành Hà Nội là trung tâm sáng tạo, thành phố sáng tạo từ đó tạo cơ hội cho phát triển du lịch văn hóa" - Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Trung Hiếu nhận định.Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng vẻ vang, có nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa cùng hàng trăm lễ hội đặc sắc, đậm nét văn hóa dân tộc. Đến với Huế du khách sẽ được khám phá không gian văn hóa đặc sắc, gồm cả vật thể và phi vật thể, tiêu biểu và nổi bật nhất có thể kể đến như Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới; hay các di sản tư liệu đã được UNESCO công nhận như Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế…Trao đổi riêng về văn hóa Huế với phát triển du lịch di sản văn hóa trong tham luận Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, PGS.TS Nguyễn Tất Thắng của Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế và ông Nguyễn Anh Tuấn đến từ Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên - Huế đồng khẳng định, từ lâu, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên - Huế đã xây dựng Huế trở thành TP văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Từ TP văn hóa đã mở ra hướng phát triển kinh tế thích ứng là phát triển du lịch, nhất là du lịch di sản… Huế đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực về thị trường du lịch thông qua di sản văn hóa. Trong tương lai, việc khai thác hết tiềm năng văn hóa cho du lịch sẽ là mục tiêu quan trọng của lãnh đạo chính quyền TP Huế.Với bề dày 4 ngàn năm lịch sử, trên bản đồ của Việt Nam còn nhiều hơn nữa các TP du lịch văn hóa. Tuy nhiên, việc khai thác văn hóa phục vụ cho du lịch của mỗi địa phương còn khác nhau, nhiều hạn chế. Chính vì vậy, để có được những điểm đến ấn tượng như Hà Nội hay Huế sẽ là câu chuyện dài trong việc phát huy sức mạnh nội sinh từ văn hóa phục vụ phát triển du lịch.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Những thành phố văn hóa đặc trưng của Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO