Nhịp sống Hà Nội

Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5

Đình Vũ 15:45 21/05/2024

Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…

z5457304242170_67a2ddb0a1c7ca91212959b82279a5e0(1).jpg
Mỗi độ tháng 5 về, Hà Nội lại rực rỡ trong sắc màu của các loài hoa mùa Hạ. Tím ngắt màu của hoa bằng lăng, đỏ rực của hoa phượng và vàng tươi của hoa muồng hoàng yến.
z5444305759338_4ab12d8ec8858fb955a615ecce59323a.jpg
Hè sang, khi nắng dần gay gắt thì các loài hoa này như càng thắm sắc hơn. Ở Hà Nội, dù là nội đô hay ra các huyện ngoại thành thì bằng lăng và phượng vĩ vẫn nổi bật nhất mỗi độ tháng 5 về.
dsc07915.jpg
Khi những cơn mưa rào trở lại, báo hiệu một mùa hè đang đến thì cũng là lúc sắc tím của hoa bằng lăng xuất hiện khắp phố phường.
z5460041727401_371d2cf110313ecadbdf8fbf54f81bd2.jpg
Theo quy hoạch, Thủ đô có những tuyến phố chỉ trồng một, hai loài cây nhất định nên nhiều thời điểm trong năm Hà Nội có những phố hoa, đường hoa đẹp như trong tranh vẽ.
z5457571517893_5a73ef97a04341b9282a08d8846ed9fb.jpg
Bằng lăng từ lâu đã trở thành loài hoa quen thuộc với nhịp sống của người Hà Nội. Lá xanh, cánh mỏng, bông chùm, sắc tím tinh khôi. Hoa bằng lăng mang vẻ đẹp thanh tao của loài hoa không cầu kỳ ước lệ.
z5457304313143_650dad47f134f2174afc0d05e0663371.jpg
Với những cô, cậu học sinh thì hoa phượng luôn gắn với thật nhiều kỷ niệm. Từng có thời cánh hoa phượng được nhiều cô, cậu học sinh ép khô trong vở và giữ lại như một kỷ vật trước khi chia tay với tuổi học trò.
dsc09027.jpg
Hoa phượng được coi là một trong những biểu tượng của mùa hè Hà Nội, đã đi vào thơ ca với những kỷ niệm của tuổi thơ đầy khắc khoải. Trong ca khúc "Hà Nội và tôi" nhạc sỹ Lê Vinh từng viết: Nơi tôi sinh Hà Nội/ Ngày tôi sinh một ngày bỏng cháy ... Tuổi thơ đã đi qua không trở lại/ Cháy hết mình cánh phượng nhẹ nhàng rơi.
z5457304277504_36698099706a115434c8935599f68c21.jpg
Thân cây xù xì, thô giáp nhưng cánh hoa phượng lại mỏng manh và mang sắc màu rực rỡ.
dsc09040.jpg
Chưa phổ biến và quen thuộc với tất cả mọi người như hoa phượng và bằng lăng nhưng muồng hoàng yến được yêu thích bởi vẻ đẹp kiêu sa, khác biệt.
dsc09037.jpg
Có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực miền Nam châu Á, mới được du nhập vào Việt Nam khoảng 10 năm nhưng vẻ đẹp của hoa muồng hoàng yến đã nhanh chóng chinh phục được ngay cả những người yêu hoa khó tính nhất.
z5460297472927_f4424060505b100ef335db667de87edc.jpg
Muồng hoàng yến được bắt gặp ở mọi nơi trong khắp Hà Nội nhưng khu vực quanh Hồ Tây được ghi nhận là nơi nhiều loài hoa này nhất. Ngoài ra, một số khu đô thị mới ở Hà Nội cũng chọn muồng hoàng yến làm cây trồng chủ đạo để tạo nên sự khác biệt.

Cùng với bằng lăng, phượng vĩ, muồng hoàng yến đã góp phần tô điểm cho Hà Nội thêm rực rỡ mỗi độ hè sang. Những sắc hoa này theo năm tháng đã hằn sâu vào ký ức biết bao người, để từ đó nếu ai đã từng một lần đến thăm Hà Nội, chắc hẳn sẽ không thể quên Thành phố của những mùa hoa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của Hà Nội mùa thay lá
    Thủ đô mỗi mùa mang một sắc, mỗi con phố nhuốm một màu. Đó cũng chính là nét đẹp riêng của Hà Nội khiến bao người say đắm. Đi đạo phố phường những ngày này, mọi người sẽ cảm nhận được sự dịu dàng, thơ mộng của thiên nhiên lúc giao mùa.
  • Khoảnh khắc đẹp nhất tháng Ba Hà Nội: “Hoa ban bung nở”
    Mỗi độ tháng 3 về, Thủ đô Hà Nội lại được điểm tô bởi sắc tím thanh khiết của hoa ban – loài hoa đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc. Dọc các tuyến phố như Hoàng Diệu, Bắc Sơn, Nguyễn Du, Thanh Niên…, từng chùm hoa ban bung nở, tạo nên khung cảnh lãng mạn như tranh vẽ.
  • Công viên Cầu Giấy - "Lá phổi xanh" giữa Thủ đô
    Sau nhiều năm đưa vào hoạt động, Công viên Cầu Giấy đã xuống cấp và đang được triển khai cải tạo, sửa chữa nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí, tập thể dục thể thao… của người dân.
  • Tân binh Thị xã Sơn Tây lên đường nhập ngũ với ý chí, hành trang của Thủ đô anh hùng
    Đại diện cho hơn 100 tân binh thị xã Sơn Tây lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an Nhân dân năm 2025, công dân Nguyễn Duy Long đã hứa: Tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Sơn Tây – Thủ đô anh hùng, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an và nhân dân giao phó.
  • Hà Nội: Lan tỏa văn hóa đọc từ Lễ hội Xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê
    Tại Lễ hội xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng, cạnh ngôi chùa cổ kính vừa đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt là không gian văn hóa đọc đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân, các em nhỏ.
  • Thị xã Sơn Tây phát động Tết trồng cây và khai bút xuân Ất Tỵ 2025
    Sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cụm di tích Đền thờ vua Phùng Hưng; Đền thờ và lăng Vua Ngô Quyền (thôn Cam Lâm - xã Đường Lâm), Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ khai bút đầu năm và phát động Tết trồng cây xuân Ất Tỵ 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO