Những biên đạo múa đầu tiên đối mặt với "thần sấm con ma"

NSƯT Như Bình| 14/12/2021 16:07

Chỉ sau 5 ngày quân và dân ta chiến thắng trận đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (5/8/1964) của Mỹ, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam đã cử những nghệ sĩ tiêu biểu nhất của đơn vị hành quân vào Quảng Bình để góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù. Trong số những nghệ sĩ xung kích ấy có các nghệ sĩ múa tài năng đã không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ biểu diễn phục vụ, khích lệ tinh thần của quân dân đánh thắng giặc Mỹ mà còn sáng tạo ngay trong lúc đối mặt với “thần sấm con ma” và để lại cho đời những tác phẩm múa đi cùng năm tháng.

Những biên đạo múa đầu tiên đối mặt với
Tiết mục múa tiêu biểu Hoa ban nở của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam - Ảnh tư liệu.
Đó là tác phẩm Vợ chồng dân quân với cây súng trường của NSND Phùng Nhạn, âm nhạc Xuân Tứ thể hiện khá đậm nét về tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm, họ tỳ vai bên nhau nhằm thẳng “thần sấm con ma” khi chúng bổ nhào ném bom thì những viên đạn xuyên thẳng tên phi công đang lao đầu xuống trận địa.

Tác phẩm Gặp nhau bên mâm pháo (biên đạo: Thúy Quỳnh, Mạnh Hùng, Anh Nghiêm; âm nhạc: Nguyễn Đình Phúc - Phó giám đốc, trưởng đoàn xung kích; biểu diễn: Thúy Quỳnh vai nữ dân quân, Anh Nghiêm vai pháo thủ cao xạ, Như Bình vai người chiến sĩ hải quân), là sự hiệp đồng chiến đấu của lính cao xạ pháo, anh hải quân và cô dân quân. Ở đó tính tư tưởng, nội dung đã tạo nên không khí nhịp nhàng chiến đấu của khẩu đội pháo, người phất cờ lệnh, người nạp đạn, người ngắm mục tiêu. Tất cả ba người căng mắt theo dõi những máy bay sắp bổ nhào vào trận địa pháo thì bóp cò tiêu diệt chúng. 

Mặc dù biểu diễn và chiến đấu giữa biết bao hiểm nguy, gian khổ nhưng những nghệ sĩ chiến sĩ đã nhạy bén, biến lòng căm thù giặc thành tác phẩm là những vũ điệu tràn đầy khí phách anh hùng, dũng cảm hiên ngang. Và, có thể nói, những nghệ sĩ, biên đạo múa như NSND Phùng Nhạn, NSND Chu Thúy Quỳnh, NSƯT Mạnh Hùng, NSƯT Anh Nghiêm, Nguyễn Đình Phúc, Xuân Tứ… là tài năng của nghệ thuật múa và xứng đáng là những chiến sĩ trên mặt trận văn học nghệ thuật cách mạng. Các tác phẩm múa mang hơi thở thời đại, được biểu diễn ngay tại các trận địa pháo đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cũng như tiếp thêm cho họ sức mạnh và niềm tin vào ngày mai chiến thắng. Thế nên, trong buổi chia tay các chiến sĩ cao xạ pháo ở Quảng Bình, các chiến sĩ tặng đoàn nghệ sĩ xung kích của nhà hát món quà vô cùng quý giá mà chúng tôi mang theo suốt cuộc đời của mình. Đó là hai câu thơ:

Ngày mai bắn máy bay rơi
Chiến công một nửa 
của người múa hát hay

Khi đất nước hòa bình, non sông thu về một mối, những tác phẩm múa sống động, ăm ắp niềm tự hào, tin tưởng chiến thắng và phản ánh trung thực cuộc sống chiến đấu một thời của nhân dân ta thường xuyên xuất hiện trong các chương trình biểu diễn phục vụ khán giả ở mọi vùng miền Tổ quốc của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trong những năm 1960, 1970. Không chỉ vậy, những tác phẩm này còn được các biên đạo, nghệ sĩ của nhà hát biểu diễn ở nước ngoài như: Nhật, Indonesia, Nga, Pháp, Cuba… Những câu chuyện phản ánh cuộc sống chiến đấu anh hùng, gan dạ, thông minh được các biên đạo, nghệ sĩ sáng tạo bằng vũ điệu từ mấy chục năm trước mà vẫn luôn say lòng công chúng hôm nay.

Tôi còn nhớ chuyến biểu diễn của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam tại Nhật Bản năm 1968. Cùng với những tác phẩm khác, các tác phẩm Hai vợ chồng người nông dân với cây súng trường và Gặp nhau bên mâm pháo đã nhận được sự đón nhận nhiệt tình của công chúng Nhật Bản. Ngay sau đêm biểu diễn mở màn ở Tokyo, sáng hôm sau, trên các mặt báo của Nhật Bản đều đưa tin về những bài ca, điệu múa của Đoàn nghệ thuật Việt Nam mang đầy tình hữu nghị và vẻ đẹp tâm hồn, thiên nhiên con người Việt Nam. Đặc biệt có những tác phẩm gây ấn tượng mạnh mẽ, chinh phục người xem vì tính thời sự nóng bỏng, thể hiện tinh thần anh dũng gan dạ chiến đấu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì nhân dân Việt Nam… Từ thành công này mà mỗi lần đi biểu diễn quốc tế, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam đều giới thiệu đến công chúng thế giới hai tác phẩm múa đặc sắc: Gặp nhau bên mâm pháo và Hai vợ chồng người nông dân với cây súng trường.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh
    Tối 27-6, Chương trình thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững 2025 chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh”.
  • Phê duyệt chủ trương Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội
    HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn Hà Nội) tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6.
Đừng bỏ lỡ
Những biên đạo múa đầu tiên đối mặt với "thần sấm con ma"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO