Nhìn từ triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020

Khánh Thư| 10/12/2020 10:16

Diễn ra từ ngày 1 đến ngày 10/12/2020, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hà Nội), triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020 là sự kiện lớn của giới mỹ thuật cả nước và là cơ hội để công chúng yêu nghệ thuật được tiếp cận, thưởng thức các tác phẩm mới, có giá trị nghệ thuật. Tuy nhiên, phía sau triển lãm vẫn còn bao bộn bề, trăn trở…

Nhìn từ triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020
Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020 thu hút nhiều công chúng đến thưởng lãm. Ảnh: ĐT
Khát khao sáng tạo và tìm tòi ngôn ngữ biểu đạt

Với gần 500 tác phẩm trưng bày được lựa chọn từ 3571 tác phẩm của 1382 tác giả đến từ 58 tỉnh, thành phố trên cả nước, triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020 được coi là cuộc tổng kết và đánh giá quá trình hoạt động sáng tạo, công bố các tác phẩm nghệ thuật xuất sắc của giới mỹ thuật Việt Nam trong thời gian 5 năm (2016 - 2020), đồng thời ghi nhận những thành tựu sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quy tụ trong triển lãm là các tác phẩm thuộc nhiều loại hình: hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, video art và các loại hình nghệ thuật đương đại khác. Hội họa áp đảo về số lượng tác phẩm và được thể hiện bằng nhiều chất liệu từ truyền thống đến hiện đại, trong đó mảng tranh sơn mài được đánh giá cao với nhiều dấu ấn. Đặc biệt, không ít tác phẩm đã thể hiện sự bứt phá cũng như sự trăn trở của tác giả khi đề cập đến những đề tài đương đại như: môi trường, công nghệ… Nói như họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam thì: “Đã có một toàn cảnh mỹ thuật thấp thoáng nhô ra những góc cạnh va đập thị giác từ muôn góc khuất của cuộc sống đương đại. Đã có những nét phác quả quyết đầu tiên từ phúc phận, dung nhan người Việt mới trong thế kỷ mới”. 

PGS, họa sĩ Lê Anh Vân - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật khẳng định: “Những tác phẩm trưng bày trong triển lãm lần này phản ảnh được phần nào sự khát khao sáng tạo, tìm tòi ngôn ngữ biểu đạt tình cảm của các họa sĩ trước những biến đổi của xã hội và của thời đại công nghệ và thế giới phẳng”. Còn NSND, nhà điêu khắc Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì cho rằng tuy triển lãm không có những đột phá hay xuất hiện những tài năng trẻ thật xuất sắc nhưng phải ghi nhận những cố gắng, sự đam mê đầy trách nhiệm, kiên trì với con đường, khuynh hướng mình lựa chọn của các nghệ sĩ để đóng góp cho sự đa dạng của cuộc trưng bày lần này cũng như sự phát triển chung của nền mỹ thuật Việt Nam. 

Và những băn khoăn…

Năm nay, cuộc thi và triển lãm Mỹ thuật Việt Nam mở rộng đối tượng tham dự, ngoài các họa sĩ trong nước còn mời các họa sĩ Việt kiều đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Theo đánh giá của giới chuyên môn, triển lãm xuất hiện tác phẩm của những gương mặt nghệ sĩ trẻ nhiều tiềm năng triển vọng trong tương lai nhưng đồng thời cũng thiếu vắng những tác phẩm của các nghệ sĩ đã hoạt động tích cực và có thành quả của những năm qua. 

Nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng nhận định, các sáng tác kém chất lượng ngày càng vắng trong triển lãm tầm cỡ, chứng tỏ trình độ sáng tác đã được nâng lên trong toàn quốc, nhưng ngược lại những tác giả có tên tuổi cũng ít tham gia hơn. Và theo ông, cần phải có sự thay đổi trong cách thức tổ chức, nên mời đích danh các tác giả có tên tuổi thay vì đợi họ gửi tranh đến triển lãm và duyệt. 

Một vấn đề được bàn thảo nhiều từ triển lãm mỹ thuật Việt Nam 2020 đó chính là địa điểm trưng bày và công tác bảo quản khi vận chuyển tác phẩm. Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam dù phần nào đáp ứng được không gian trưng bày nhưng điều kiện trang thiết bị thì vẫn chưa thể đáp ứng cho một triển lãm lớn và mang tính thẩm mỹ cao. Đáng chú ý, công tác bảo quản tác phẩm cũng bộc lộ những bất cập. Đã có tác phẩm bị xước, hỏng trong quá trình vận chuyển, thậm chí có họa sĩ xin rút tranh không tham dự triển lãm. Và điều này tiếp tục là cảnh báo cho hoạt động nghiệp dư trong khâu vận chuyển tác phẩm nghệ thuật. Đó là chưa kể việc mua bảo hiểm cho tác phẩm nghệ thuật cũng chưa được chú trọng, khâu trưng bày tác phẩm cũng chưa có được sự chuyên nghiệp… “Thực tế này đòi hỏi cần một sự đổi thay mang tính toàn diện ở quy mô Nhà nước chứ không đơn thuần là thay đổi cách làm triển lãm, có như thế mới có thể nâng tầm chuyên nghiệp của hoạt động mỹ thuật” - nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng khẳng định. 
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nhìn từ triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO