Văn hóa

Nhiều kinh nghiệm thiết thực trong thực hiện phong trào thi đua văn hóa công sở và nơi công cộng trên địa bàn Thủ đô

Ly Ly 29/11/2023 16:43

Chiều ngày 29/11, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”; Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Ban Thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan Thành phố, Ban Thi đua khen thưởng Thành phố tổ chức Hội nghị tọa đàm: Kinh nghiệm hay trong tổ chức thực hiện phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng” khối các đơn vị sở, ngành của Thành phố.

Tham dự Hội nghị tọa đàm có các đồng chí: Đinh Văn Khoá, Phó trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội; Phạm Thị Nguyên Hạnh, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Thành phố; Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.

beauty_1701243184511.jpeg
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh báo cáo đề dẫn Hội nghị

Báo cáo đề dẫn Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh khẳng định, với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; các giá trị văn hóa của Hà Nội – Thủ đô ngàn năm văn hiến, là hội tụ, kết tinh và lan tỏa; trở thành nguồn lực quan trọng để Hà Nội trở thành tiêu biểu cho cả nước và khu vực. Đứng trước những đòi hỏi từ thực tiễn, Thành phố Hà Nội luôn chú trọng mục tiêu: Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước trong thời kỳ mới.

Về tổng thể, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Thành phố tới cơ sở ngày càng được nâng lên, nhưng trong thời gian gần đây, có lúc, có nơi đã xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc; có tâm lý e ngại, sợ trách nhiệm ở một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh, sợ sai không dám làm... Tình trạng này dẫn đến quá trình xử lý công việc bị kéo dài, gây lãng phí thời gian, nguồn lực, cơ hội phát triển, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, gây cản trở công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; cá biệt có nơi rất trì trệ, làm suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.

img_1953.jpeg
Đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố chia sẻ tại Hội nghị

Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố chia sẻ; để góp phần xây dựng văn hóa công sở và nơi công cộng, Hội LHPN Hà Nội đã chủ động thực hiện các giải pháp tác động đến nhận thức, hành vi ứng xử của đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. Nhiều mô hình được các cấp Hội phụ nữ triển khai tích cực, hiệu quả tại các nơi công cộng như: Mô hình chợ văn minh; Di tích lịch sử - Điểm đến an toàn, hấp dẫn; mô hình “Biến điểm rác thành vườn hoa phụ nữ tự quản”, mô hình “Sạch đồng ruộng”, mô hình “Phụ nữ tham gia xây dựng điểm sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa xanh - sạch - đẹp thân thiện với môi trường”; mô hình Câu lạc bộ “Phụ nữ và gia đình thực hiện an toàn giao thông”; mô hình “Phụ nữ lên tiếng uống có trách nhiệm thực hiện ATGT”; thực hiện “3 nhớ” khi tham gia giao thông ("Nhớ đội mũ bảo hiểm, nhớ đi đúng làn đường, nhớ không uống rượu bia”)… góp phần đảm bảo mỹ quan đô thị, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.

img_1954.jpeg
Đồng chí Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội chia sẻ tại Hội nghị

Bằng những hình thức, phương pháp phù hợp với từng đối tượng, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội Nguyễn Hồng Dân cho biết, năm 2022, Sở Lao động Thương binh Xã hội đứng đầu khối sở ngành của Thành phố về chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước của Thành phố Hà Nội. Để đạt được kết quả đó bởi nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa và văn hóa công sở và 02 Bộ Quy tắc ứng xử của UBND Thành phố Hà Nội, trong thời gian qua Đảng ủy và Tập thể Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công chức, viên chức người lao động toàn ngành thực hiện 02 bộ Quy tắc nhằm nâng cao trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ nhân dân, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối, tác phong làm việc. Một số cách làm hiệu quả của Sở Lao động Thương binh Xã hội như: Tại các trường trung cấp tổ chức phát động mô hình xây dựng trường
học thân thiện; Không nói tục chửi thề, xúc phận danh dự nhân phẩm người khác; không đánh nhau, gây rối; Tích cực tham gia xây dựng, giữ gìn không gian xanh sạch, đẹp; môi trường trường học thân thiện, văn minh; Tổ chức các hoạt động vui tương, lành mạnh; tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị lịch sử văn hóa... Còn tại các đơn vị nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng xã hội; người có công và Cơ sở cai nghiện ma túy v.v...: Tổ chức mô hình cơ quan xanh sạch, nơi làm việc ngăn nắp gọn gàng: Nhổ cỏ, phát quang bụi dậm; Tăng cường trồng các loại hoa, trang trí thêm bồn chậu hoa cảnh; Bố trí các thùng rác thông minh, phân loại rác thải…

10b72d800f1fe9655ef20d7d6209deb7.jpeg
Đồng chí Nguyễn Hồng Chi, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội chia sẻ tại Hội nghị

Với mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ du khách và nhân dân, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Hồng Chi cho biết, bên cạnh 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố, Trung tâm có quy định riêng dành cho khách tham quan khi đến khu di tích lịch sử văn hóa đặc biệt Hoàng Thành Thăng Long. Hàng năm, trung tâm tổ chức các chương trình tập huấn cho cán bộ, hướng dẫn viên để du khách luôn cảm thấy thuận lợi, thoải mái nhất.
Hội nghị toạ đàm kết thúc thành công tốt đẹp với sự đóng góp, tổng hợp, chia sẻ ý kiến bổ ích của nhiều sở ngành. Ban Chủ trì Hội nghị tiếp thu tất cả ý kiến, đề xuất, kiến nghị, giải pháp của các sở, ngành đã “hiến kế” tại Hội nghị nhằm tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thi đua thục hiện văn hóa công sở và nơi công cộng” những năm tiếp theo.

Hội nghị tọa đàm không chỉ đặt ra những vấn đề trong công tác xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch văn minh, mà còn là dịp để trao truyền, nêu cao ý thức, trách nhiệm mỗi cán bộ, đảng viên nêu gương, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về nêu gương, về những điều đảng viên không được làm; cán bộ giữ cương vị càng cao càng phải tiền phong, gương mẫu.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Văn hóa đọc là nét đẹp mang tính truyền thống của nhiều gia đình
    Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Cuộc thi đã đạt được mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô.
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • Xây dựng tiêu chí các danh hiệu văn hóa cần phù hợp với đặc trưng của Thủ đô
    “Tại quận Long Biên (Hà Nội), năm 2018, tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 91.2%, tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 80,61%; năm 2023 tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 94.1% (tăng 2,9% so với đầu kỳ), tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 93,27 % (12,66% so với đầu kỳ)”, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương thông tin.
  • Để phong trào văn hoá đọc từ gia đình trở thành một điểm sáng trên địa bàn Thủ đô
    Bám sát nhiệm vụ của Trung ương về xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết cùng các văn bản, chỉ thị về xây dựng xã hội học tập, đặc biệt phấn đấu Thủ đô Hà Nội gia nhập mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất. Theo đó, Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp
  • Thư viện lưu động: Góp phần bồi đắp văn hoá đọc cho học sinh và nhân dân Thủ đô
    Hoạt động thư viện lưu động trên địa bàn Thủ đô do Thư viện Hà Nội (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội ) chủ trì thực hiện gồm các nội dung như: Phục vụ nhân dân và các em thiếu nhi đọc sách tại chỗ; tuyên truyền giới thiệu sách; viết cảm nhận về cuốn sách yêu thích; các hoạt động khuyến khích đọc sách; phối hợp với một số nhà xuất bản, nhà sách trưng bày sách mới, bán sách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều kinh nghiệm thiết thực trong thực hiện phong trào thi đua văn hóa công sở và nơi công cộng trên địa bàn Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO