Đời sống văn hóa

Nhiều điểm sáng nổi bật trong Lễ rước vua giả tại Lễ hội đền Sái xuân Ất Tỵ 2025

Ly Ly 12:16 08/02/2025

Ngày 8/2 (tức ngày 11 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Sái, xã Thuỵ Lâm (huyện Đông Anh, Hà Nội) đã diễn ra Lễ hội đền Sái với tục lệ được xem là “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội và cả nước - tục lệ rước vua giả.

Sáng ngày 8/2, Đoàn liên ngành kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025 do Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài làm trường đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức lễ hội tại Lễ hội đền Sái, xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

img_0431.jpeg
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài, lãnh đạo huyện Đông Anh và các đại biểu dâng hương tại Đình Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Nhiều điểm sáng nổi bật
Tương truyền, đền Sái là nơi vua Thục An Dương Vương bái yết đức thành Huyền Thiên. Đôi câu đối tại đền Sái ghi rõ: "Trên đỉnh núi, lầu gác nguy nga, qui hợp lĩnh, thuỵ ứng trời nam sinh Thái Đức. Trước ngũ quan, tướng quan triều bái, hùng bưu quỳ lậy, vang truyền đất Bắc tỏ công thần".

img_0399.jpeg
Lẽ hội rước vua - Lễ hội đền Sái, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội

Di tích lịch sử đền Sái được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1986, là nơi thờ đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ có công giúp vua Thục - An Dương Vương xây thành Cổ Loa, với nghi lễ rước vua giả đặc sắc; từ đó, giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường của các thế hệ người Việt Nam.

img_0507(1).jpeg
Di tích lịch sử cấp Quốc gia đền Sái.

Phát biểu khai mạc chương trình lễ hội, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám cho biết, trải mấy nghìn năm thăng trầm cùng lịch sử, lễ hội rước Vua diễn ra tại cụm di tích Đình Thụy Lôi và Đền Sái vào ngày 11 tháng Giêng hàng năm tái hiện lại những nghi thức cổ truyền, những giá trị lịch sử, văn hóa phong phú, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là dịp để mỗi chúng ta tưởng nhớ và tôn vinh công đức của các bậc tiền nhân đã có công giúp nước an dân, được hòa mình vào không gian thiêng liêng, nơi mà những giá trị di sản văn hóa được bảo tồn, trân trọng và phát huy.

img_0441.jpeg
Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám phát biểu khai mạc Lễ hội.

”Nhân dân Thụy Lâm, Đông Anh long trọng tổ chức lễ hội rước Vua, thực hành nghi vệ thiên tử, xưng quan tước, bái yết đức Huyền Thiên Trấn Vũ, thành kính bày tỏ long biết ơn sâu sắc và cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà hạnh phúc, đất nước phồn vinh. Đây là dịp để mỗi người dân và du khách cảm nhận sâu sắc hơn về những nét đẹp truyền thống của quê hương, từ đó thấm nhuần lòng tự hào dân tộc và nâng cao ý thức gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa quý báu của quê hương Đông Anh”, đồng chí Nguyễn Thị Tám nhấn mạnh.
Trên địa bàn huyện Đông Anh hiện có tổng số 98 lễ hội, trong đó có 02 lễ hội cấp huyện quản lý, 96 lễ hội cấp xã quản lý. Hai lễ hội tổ chức với quy mô lớn hơn các lễ hội khác trong huyện đó là Lễ hội Cổ Loa và Lễ hội đền Sái. Còn lại các lễ hội khác, chủ yếu do cấp xã quản lý và giao các thôn tổ chức.

Về thời gian tổ chức, có 83 lễ hội diễn ra vào 3 tháng Xuân (riêng tháng Giêng là: 51 lễ hội); 15 lễ hội diễn ra vào các tháng 9, 10, 11 âm lịch. Lễ hội sớm nhất là vào ngày mùng 4 tháng Giêng: Đền Tó, xã Uy Nỗ; Đình Tằng My, xã Nam Hồng; Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc. Lễ hội muộn nhất là vào 13/11 âm lịch: Đình Đào Thục, xã Thuỵ Lâm.

img_0502.jpeg
Quy tắc ứng xử được niêm yết đầy đủ tại Lễ hội đền Sái.

Huyện đã xây dựng và ban hành hệ thống nhiều văn bản liên quan đến hoạt động quản lý và tổ chức các lễ hội; thành lập Ban chỉ đạo, Tổ kiểm tra các hoạt động Lễ hội truyền thống; quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và Huyện về công tác quản lý, tổ chức lễ hội; các quy định về nếp sống văn minh trong lễ hội, đặc biệt là Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống đến 100% các xã, BLĐ thôn, Ban QLDT các thôn thuộc huyện. Công khai thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội…

img_0407.jpeg
Vua, chúa và các quan tại Lễ hội đền Sái.

Riêng với Lễ hội đền Sái, UBND huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo UBND xã Thụy Lâm xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự; phương án cơ sở vật chất, trang trí khánh tiết, sơ đồ tổ chức các hoạt động lễ hội; tuyên truyền, hoạt động văn hóa thể thao và các nghi thức tế lễ trình các cơ quan chuyên môn cho ý kiến chuyên ngành.

img_0482.jpeg
Nghi thức rước vua giả độc đáo tại Lễ hội đền Sái.

UBND xã Thụy Lâm đã xây dựng kế hoạch tổ chức; ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ hội; ban hành các văn bản tăng cường công tác quản lý, tổ chức Lễ hội. Thành lập Tổ kiểm tra lễ hội để kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng lễ hội để trục lợi, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép và các hành vi vi phạm khác.

img_0496.jpeg
Công tác trang trí khánh tiết tại lễ hội được chuẩn bị công phu.

Ghi nhận thực tế tại ngày khai mạc Lễ hội đền Sái cho thấy, công tác trang trí khánh tiết, điểm checkin, sơ đồ chỉ dẫn các khu vực trong lễ hội; các gian hàng giới thiệu quảng bá sản phẩm Ocop dành cho khách du lịch..., được Ban Tổ chức chuẩn bị chu đáo, công phu, khoa học, đảm bảo mỹ quan và tạo không khí vui tươi phấn khởi cho nhân dân và du khách thập phương khi về dự Lễ hội.

img_0500(1).jpeg
Hệ thống các thùng rác được Ban Tổ chức bố trí chu đáo để đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường tại Lễ hội.

Công tác an toàn giao thông, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm được đảm bảo; Không có hàng quán trong lối vào đền Sái; Bố trí, sắp xếp khu sắp lễ, khu đón tiếp khách, khu viết sớ, hóa vàng thuận tiện, đảm bảo phù hợp với không gian di tích, lễ hội.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức Lễ hội đã công bố công khai số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân và du khách thập phương đến lễ hội chấp hành đúng quy định của Ban tổ chức về nếp sống văn hóa, quy tắc ứng xử tại di tích, nơi diễn ra lễ hội.

Bảo tồn và trao truyền nét đẹp văn hoá truyền thống trong lễ hội

Lễ hội đền Sái nhằm tái hiện lại những nghi lễ dân gian độc đáo thông qua nghi thức rước kiệu Vua, Chúa, Quan và lễ tế Thánh, lễ Ướm gươm trong hội Rước Vua Đền Sái.

img_0457.jpeg
Cụ Nguyễn Hữu Bá được chọn đóng vua giả tại Lễ rước vua giả- Lễ hội đền Sái.

Để thực hiện nghi lễ, người dân chọn ra những người đóng vua giả, chúa giả và các quan. Những người được chọn phải là các ông lão ở độ tuổi thất thập. Năm nay, cụ Nguyễn Hữu Bá ( người Thuỵ Lôi, Đông Anh, Hà Nội) được chọn đóng vai vua giả để rước trong Lễ hội.

img_0415.jpeg

Người được chọn đóng vua tự lên đền Thượng làm lễ tế Đức Thánh Cao Sơn Đại Vương; còn người được chọn đóng chúa lên đền Sái làm lễ thỉnh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ.

img_0450.jpeg
Chúa tại Lễ hội đền Sái.

Lễ bái xong, vua chúa mới được rước trên kiệu. Đám rước đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chiêng trống trầm hùng trang nghiêm mà vẫn nhộn nhịp tưng bừng. Khi đến cánh đồng Chầu, vua làm lễ bái vọng đức thánh Huyền Thiên trên đền Sái rồi cùng các quan trở về đình.

img_0547.jpeg
img_0544.jpeg
Các quan tại Lễ rước vua giả - Lễ hội đền Sái.


Cùng vua và chúa sẽ có thêm bốn người đóng vai các quan là quan: Thự vệ, Tán lý, Đề lĩnh, Trấn thủ.

img_0472.jpeg
img_0473.jpeg

Đình làng trang trí lộng lẫy, cờ xí rợp trời, dinh vua đóng trong sân đình, dinh chúa đặt ngoài đình. Vua ngồi trên ngai sơn son thếp vàng đặt trên một sập cao gần chính giữa đình. Thềm đình bên phải là dinh Quan Đề Lĩnh và dinh Quan Tán Lý. Thềm đình bên trái là dinh Quan Thự Vệ. Phía đầu hồi đình bên phải là dinh Chúa, phía sau dinh Chúa là dinh Quan Trấn Thủ.

Trong thời gian diễn ra Lễ hội có nhiều hoạt động đặc sắc khác như: các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ quần chúng…

img_0489.jpeg
Đông đảo nhân dân và du khách thập phương phấn khởi tham dự Lễ hội đền Sái.

Có về tham dự Lễ hội rước vua giả - Lễ hội đền Sái, xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh mới cảm nhận được tường tận nét đẹp văn hoá truyền thống trong lễ hội; không khí rộn ràng, tưng bừng, phấn trấn của người dân trong những ngày đầu xuân mới này. Đó không chỉ là nét đẹp, mà còn là tài sản vô giá cần được bảo lưu, trao truyền, gìn giữ, phát huy.

img_0496(1).jpeg

Lễ hội đền Sái được tổ chức với mong ước một năm mới tài lộc, thành công, bình an và hạnh phúc, được ví như một bảo tàng bách khoa về đời sống văn hoá, tinh thần phong phú của nhân dân thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm nói riêng và nhân dân huyện Đông Anh nói chung. Lễ hội góp phần bảo tồn, giữ gìn và trao truyền nét văn hoá truyền thống của địa phương, qua đó quảng bá, giới thiệu về hình ảnh, văn hoá, lịch sử, truyền thống và con người Đông Anh.

img_0529.jpeg

Lễ hội rước vua giả chính là dịp để mỗi người dân, mỗi du khách được giao lưu, cộng cảm và trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc để mỗi người gửi vào đó tình cảm và khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, giá trị hơn./.

Bài liên quan
  • Huyện Thường Tín long trọng tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống đầu Xuân Ất Tỵ 2025
    “Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống là sự kiện đặc biệt của huyện dịp đầu Xuân, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống hiếu học, truyền thống khoa bảng, đất danh hương, trăm nghề của người Thượng Phúc xưa - Thường Tín ngày nay. Qua đó giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương để mỗi con người nơi đây thêm hăng say học tập, lao động sản xuất, xây dựng quê hương, Thủ đô”, Bí thư Huyện uỷ Thường Tín Nguyễn Tiến Minh cho hay.
(0) Bình luận
  • Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ góp phần quảng bá di sản
    Từ ngày 29/3 đến 7/4/2025 (tức từ mùng 1-10/3 âm lịch), Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương trong tỉnh Phú Thọ.
  • Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc: Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia
    Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội được tổ chức từ ngày mùng 9 đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại thôn Triều Khúc và cứ 3 năm tổ chức hội lớn một lần.
  • Huyện Thường Tín long trọng tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống đầu Xuân Ất Tỵ 2025
    “Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống là sự kiện đặc biệt của huyện dịp đầu Xuân, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống hiếu học, truyền thống khoa bảng, đất danh hương, trăm nghề của người Thượng Phúc xưa - Thường Tín ngày nay. Qua đó giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương để mỗi con người nơi đây thêm hăng say học tập, lao động sản xuất, xây dựng quê hương, Thủ đô”, Bí thư Huyện uỷ Thường Tín Nguyễn Tiến Minh cho hay.
  • Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025
    Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16/2 (tức 17 đến 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Cơ hội quảng bá giá trị văn hóa làng nghề truyền thống Kim Bồng
    Làng Kim Bồng (thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An) từ lâu đã nổi tiếng với bề dày lịch sử phát triển nghề mộc truyền thống và nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Cứ mỗi dịp đầu xuân, nhân dân và du khách lại có cơ hội tham gia vào một sự kiện mang đậm bản sắc văn hóa, đó là Lễ tế Tiền Hiền và Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng.
  • Rộn rã chèo xuân
    Mỗi dịp Tết đến, xuân về, khắp chốn Thăng Long - Hà Nội lại rộn ràng những khúc chèo của cha ông. Những làn điệu chèo cổ như du xuân, dương xuân, lới lơ, cách cú, đò đưa, hát đúm, nón thúng quai thao… nối tiếp ngân vang trong lời mới mừng đất nước chuyển mình bước vào vận hội mới. Những trích đoạn chèo cổ, vở diễn được các nhà hát rộn ràng sáng đèn mời gọi bao bước chân dập dìu tìm về và đắm mình trong di sản nghệ thuật ngàn năm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • [Video] Rộn ràng sắc xuân chùa Bối Khê - Di tích Quốc gia đặc biệt của Thủ đô
    Sáng ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Huyện uỷ - HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê, đồng thời khai hội chùa Bối Khê xuân Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc.
  • Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc
    Ngày 6/2, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Công văn số 418/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.
  • Khai hội Xuân Yên Tử 2025
    Lễ khai hội Xuân Yên Tử là hoạt động văn hóa thường niên mở màn cho 3 tháng hội xuân, nhằm phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân; đồng thời góp phần bảo tồn, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của khu di tích Yên Tử.
  • Hà Nội lập 2 đoàn kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ tại 30 doanh nghiệp
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký Quyết định số 614/QĐ-UBND ngày 06/02/2025 về kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật công tác an toàn, vệ sinh lao động - Phòng, chống cháy nổ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều điểm sáng nổi bật trong Lễ rước vua giả tại Lễ hội đền Sái xuân Ất Tỵ 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO