Đời sống văn hóa

Huyện Thường Tín long trọng tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Huyền Ly 14:59 06/02/2025

“Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống là sự kiện đặc biệt của huyện dịp đầu Xuân, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống hiếu học, truyền thống khoa bảng, đất danh hương, trăm nghề của người Thượng Phúc xưa - Thường Tín ngày nay. Qua đó giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương để mỗi con người nơi đây thêm hăng say học tập, lao động sản xuất, xây dựng quê hương, Thủ đô”, Bí thư Huyện uỷ Thường Tín Nguyễn Tiến Minh cho hay.

Sáng 6/2, tại Văn Từ Thượng Phúc (xã Văn Bình, huyện Thường Tín), UBND huyện đã long trọng tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống, trồng cây đầu Xuân Ất Tỵ 2025; khai mùa du lịch huyện Thường Tín năm 2025.

Tham dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội; Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP; Phạm Xuân Tài, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của Thành phố.

Về phía huyện Thường Tín có các đồng chí: Nguyễn Tiến Minh, Bí thư Huyện uỷ; Tạ Hữu Thọ - Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch UBND huyện.

z6291698519231_514a7eed1028a75f866644823e65e9e3.jpg
Lãnh đạo TP Hà Nội và huyện Thường Tín dâng hương tại công trình văn hóa Văn Từ Thượng Phúc.

Trước Lễ khai bút, các lãnh đạo TP Hà Nội và huyện Thường Tín đã dâng hương tại công trình văn hóa Văn Từ Thượng Phúc để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiên hiền khoa bảng đã có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của dân tộc nói chung, mảnh đất Thường Tín danh hương, “trăm nghề” nói riêng.

Văn Từ Thượng Phúc huyện Thường Tín; mảnh đất Thượng Phúc xưa (Thường Tín ngày nay) nằm trên đường thiên lý Bắc – Nam, là cửa ngõ phía Nam của kinh thành Thăng Long là nơi hun đúc khí tốt, hội tụ tinh anh rạng rỡ, sinh ra nhiều bậc hào kiệt, phát tích ra những bậc đại khoa có tiếng tăm lừng lẫy như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Dương Trực Nguyên… nhiều gia đình nối đời thi đỗ làm quan, có gia đình nối đời thư hương rạng danh trong sử sách, giúp ích cho cơ nghiệp quốc gia, công lao vẻ vang thiên cổ. Bia Tiến sĩ Quốc Tử Giám có ghi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh nước mạnh, nguyên khí suy nước yếu”. Trên giá trị đó, các bậc tiền nhân, tiên hiền, văn sĩ huyện Thường Tín luôn chú trọng việc học, coi trọng đạo đức, bồi dưỡng hiền tài, hun đúc, giữ gìn phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học, góp phần làm nên tên tuổi huyện Thường Tín - đất văn hiến, đất khoa bảng, đất danh hương.

Bí thư huyện uỷ Thường Tín Nguyễn Tiến Minh cho biết, phát huy những giá trị truyền thống, thực hiện sự lãnh đạo chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, cùng với sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành Thành phố. Năm 2024, huyện Thường Tín đã triển khai thực hiện toàn diện các nhiệm vụ chính trị.

z6291846072687_be94ecb662f50d8e2cc1f27a8704a16e.jpg

z6291870083038_e6c58b6f5b0eefeb8f25482c69cab069.jpg
Các đồng chí lãnh đạo thực hiện nghi thức khai bút đầu Xuân tại Văn Từ Thượng Phúc

Công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị được triển khai đồng bộ, toàn diện. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp được nâng lên. Vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng được phát huy, thu hút tập hợp đông đảo đoàn viên, hội viên, với nhiều hoạt động thiết thực hướng về cơ sở.

Các cấp ủy và chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Thành phố giao về nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá; giá trị sản xuất các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đều tăng so với năm 2023 và đạt kế hoạch đề ra. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 là 1.464 tỷ 946 triệu đồng, đạt 118,93% dự toán giao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt trên 76,49 triệu đồng/người/năm, toàn huyện không còn hộ nghèo.

Công tác xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, đến nay toàn huyện có 17/28 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao, 03 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, huyện đã hoàn thành hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Các dự án, công trình trọng điểm đang dần về đích: Dự án Cầu vượt Dương Trực Nguyên trên đường TL427 hướng tuyến mới qua thị trấn, đến nay đã hoàn thành khoảng hơn 70% khối lượng thi công, dự kiến sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng đúng kế hoạch. Dự án Trụ sở Huyện ủy- HĐND-UBND-UBMTTQ huyện được thực hiện đảm bảo tiến độ.

Ngoài ra, huyện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 2,6km đường trục Nguyễn Trãi qua trung tâm thị trấn Thường Tín; khánh thành hạng mục nhà Điều hành, Thông tin, Nhà Truyền thống và Thư viện huyện là 02 công trình chào mừng 70 năm ngày giải phóng huyện và ngày giải phóng Thủ đô. Cùng với đó là việc tổ chức thành công các sự kiện quan trọng khẳng định vị thế của huyện như: Lễ khai bút đầu xuân 2024 tại khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi; Tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng huyện và đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất (lần thứ 2)…

2.jpg
Bí thư Huyện uỷ Thường Tín Nguyễn Tiến Minh thực hiện nghi thức khai bút đầu xuân tại Văn Từ Thượng Phúc.

“Phát huy những kết quả đạt được năm 2024 và chỉ tiêu, nhiệm vụ trong tâm năm 2025. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thường Tín luôn coi trọng việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống đó là động lực để xây dựng huyện ngày càng văn minh, giàu đẹp, hiện đại, bản sắc. Ngày mùng 9 tháng giêng hằng năm, trong khí thế đầu xuân tại Văn Từ Thượng Phúc “Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống, khai mùa du lịch và trồng cây đầu xuân” như là hiệu lệnh, tiếng trống thúc giục toàn thể cán bộ và nhân dân huyện đề cao việc học và thi đua lao động sản xuất, phát triển các nhiệm vụ kinh tế - xã hội để có một năm với nhiều thành công và thắng lợi mới”

Bí thư Huyện uỷ Thường Tín Nguyễn Tiến Minh

Thường Tín là mảnh đất “Trăm nghề” vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống được bảo tồn và phát huy cho đến ngày nay, huyện có 50 làng nghề được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống và làng nghề Hà Nội; có 3 điểm du lịch làng nghề, 01 khu du lịch; bên cạnh đó Thường Tín còn có một quần thể di sản văn hoá đậm đặc với 462 di tích, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật dân gian còn được lưu giữ như: Hát trống quân và các lễ hội truyền thống như lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung xã Tự Nhiên, Lễ hội chùa Đậu xã Nguyễn Trãi... từ đó đã tạo nên một nét đẹp trong không gian văn hoá truyền thống của vùng đất danh hương.

Năm 2025 là năm có ý nghĩa quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2021-2025, năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp; với tinh thần “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Bí thư Huyện ủy Thường Tín cho biết, bám sát sự chỉ đạo của thành phố và các nhiệm vụ chính trị của địa phương, huyện Thường Tín đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, tập trung chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội lần thứ XXV Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2025-2030. Chỉ đạo triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo chỉ đạo của Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về "tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

z6291694601823_e0df67f549988eee111ab598daef08fa.jpg
Tiết mục văn nghệ mở đầu chương trình Lễ khai bút.

Tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị các cấp của huyện; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đặc biệt là công tác cải cách hành chính trong Đảng.

Tập trung chỉ đạo, xây dựng, thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế địa phương, huy động các nguồn lực hợp pháp để đủ nguồn lực thực hiện tốt các chương trình công tác, các dự án văn hóa, hạ tầng, kỹ thuật và xã hội, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Phấn đấu có thêm các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Đồng thời tiếp tục thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của Trung ương, thành phố, đưa văn hóa là sức mạnh nội sinh, là động lực phát triển kinh tế-xã hội, đưa nhiệm vụ phát triển văn hóa ngang hàng phát triển kinh tế, xã hội, bằng những sản phẩm và hoạt động cụ thể./.

Bài liên quan
  • Thị xã Sơn Tây phát động Tết trồng cây và khai bút xuân Ất Tỵ 2025
    Sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cụm di tích Đền thờ vua Phùng Hưng; Đền thờ và lăng Vua Ngô Quyền (thôn Cam Lâm - xã Đường Lâm), Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ khai bút đầu năm và phát động Tết trồng cây xuân Ất Tỵ 2025.
(0) Bình luận
  • Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025
    Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16/2 (tức 17 đến 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Cơ hội quảng bá giá trị văn hóa làng nghề truyền thống Kim Bồng
    Làng Kim Bồng (thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An) từ lâu đã nổi tiếng với bề dày lịch sử phát triển nghề mộc truyền thống và nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Cứ mỗi dịp đầu xuân, nhân dân và du khách lại có cơ hội tham gia vào một sự kiện mang đậm bản sắc văn hóa, đó là Lễ tế Tiền Hiền và Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng.
  • Rộn rã chèo xuân
    Mỗi dịp Tết đến, xuân về, khắp chốn Thăng Long - Hà Nội lại rộn ràng những khúc chèo của cha ông. Những làn điệu chèo cổ như du xuân, dương xuân, lới lơ, cách cú, đò đưa, hát đúm, nón thúng quai thao… nối tiếp ngân vang trong lời mới mừng đất nước chuyển mình bước vào vận hội mới. Những trích đoạn chèo cổ, vở diễn được các nhà hát rộn ràng sáng đèn mời gọi bao bước chân dập dìu tìm về và đắm mình trong di sản nghệ thuật ngàn năm.
  • Đặc sắc trò chơi dân gian Đu Tiên, đua thuyền trên sông Ô Lâu đầu năm mới Ất Tỵ 2025
    Đông đảo người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian Đu Tiên và đua thuyền trên sông Ô Lâu trong những ngày đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025
  • Giữ hồn Tết Việt phương xa
    Có những thời khắc mà một món ăn, một mùi hương, một khung cảnh, một dáng hình bỗng dưng ùa về trong tâm trí chẳng hề báo trước. Như là khi những trang lịch cuối cùng của năm gọi mưa phùn bay nhè nhẹ, bánh chưng xanh dẻo thơm bên bếp than hồng, hương thoảng đưa từ nồi nước mùi già mẹ nấu, cái cảm giác sum vầy ấm áp bên gia đình… quyện lại thành nỗi xuyến xao trong tim. Với những người con ở phương xa, dòng ký ức này có lẽ càng cuộn trào hơn cả, như sóng vỗ từng hồi từng hồi không cách nào ngừng lại. Để rồi, họ chọn cách tự tạo ra không khí Tết cho mình, cho những người thân bên cạnh và sẻ chia cùng bạn bè quốc tế, để cùng đón một năm mới rực rỡ nhất theo cách “thật Việt Nam”.
  • Kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
    Sáng 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), huyện Mê Linh (Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điểm đến Hà Nội trong mắt người nước ngoài
    25 năm kể từ khi được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, Hà Nội đã có những bước chuyển mình tích cực, toàn diện, trở thành điểm đến “an toàn - thân thiện”, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Nhân dịp năm mới, cùng lắng nghe những chia sẻ của một số người đến từ các quốc gia khác nhau về Hà Nội - điểm đến mà họ lựa chọn để dừng chân. Với họ, dù sống ở Hà Nội chỉ vài năm hay nhiều thập kỷ thì nơi đây đã trở thành quê hương thứ hai mà họ yêu thương, gắn bó…
  • Thắp lên cánh đồng mùa xuân
    Ngày Tết, tôi có hứng thú đi tìm miền cỏ nước. Từ thuở bé đến bây giờ vẫn nguyên một mong ước giản dị mà xa xôi ấy. Ví von một chút là được vị thần thiêng liêng của Tết năm đó mừng tuổi cho một hình sắc cánh đồng vào xuân. Ngẫm thế, chợt thấy nếu được trải mình vào cánh đồng đang dâng lên tràn chảy sắc xuân ấy, thật sẽ là một món quà trang trọng, lịch lãm và cải biến diệu kỳ.
  • Phát triển văn học Việt Nam trong thời kỳ mới (Bài 2): Khơi thông nguồn lực, tạo sức mạnh nội sinh
    Dự thảo “Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học” do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng, dự kiến được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành trong năm 2025 được kỳ vọng sẽ khơi thông nguồn lực, tạo sức mạnh nội sinh để văn học nước nhà bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
  • 5 Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh tại Giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth 2025
    Các Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2024 vừa được được vinh danh tại Giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth về Kỹ thuật 2025 danh giá vì những phát minh kiến tạo nên công nghệ học máy hiện đại. Trước đó, nhiều chủ nhân giải thưởng VinFuture đã liên tiếp được giải thưởng Nobel vinh danh, đây là minh chứng về khả năng nhận diện sớm những công trình có tầm ảnh hưởng toàn cầu của Giải thưởng VinFuture.
  • Tiếp tục cắt giảm các thủ tục hành chính để khơi thông nguồn lực, phát triển đất nước
    Năm 2025, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC) thực chất, hiệu quả, trong đó tập trung loại bỏ ngay những quy định, TTHC đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư và đời sống người dân để tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tiết kiệm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Đừng bỏ lỡ
  • Trải nghiệm Lễ hội Xôi Phú Thượng lần thứ 8 năm 2025
    Chiều 5/2 (tức Mùng 8 Tết Âm lịch), tại đình làng Phú Gia (quận Tây Hồ), Hội làng nghề truyền thống Xôi Phú Thượng phối hợp với Tiểu ban Quản lý di tích làng Phú Gia tổ chức Lễ hội Xôi lần thứ VIII năm 2025.
  • Nhớ bát cháo sườn chợ quê xưa
    Chợ nhỏ làng lụa Vạn Phúc quê tôi xưa không sầm uất, ồn ào mà mang dáng vẻ như những người thợ dệt nhẹ nhàng, mảnh mai, mềm mại. Chợ họp trên một đoạn đường sau ngôi đình làng cổ kính nổi tiếng thờ đức Thành hoàng làng Ả Lã Đê Nương, người có công dạy nghề dệt lụa cho dân, để hôm nay tiếng thơm của lụa Vạn Phúc vang xa thật xa…
  • NSND Tấn Minh, Diva Mỹ Linh hát trên sân khấu kính tại Bảo tàng Hà Nội n gày 14/2
    NSND Tấn Minh, diva Mỹ Linh, ca sĩ Hà Nhi... sẽ biểu diễn trên sân khấu kính, giữa lòng hồ tại Bảo tàng Hà Nội (Phạm Hùng, Nam Từ Liêm) đúng ngày 14/2 với tên gọi "True Love Seasons Show".
  • Thị xã Sơn Tây phát động Tết trồng cây và khai bút xuân Ất Tỵ 2025
    Sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cụm di tích Đền thờ vua Phùng Hưng; Đền thờ và lăng Vua Ngô Quyền (thôn Cam Lâm - xã Đường Lâm), Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ khai bút đầu năm và phát động Tết trồng cây xuân Ất Tỵ 2025.
  • Tài năng trẻ của Việt Nam đạt giải Nhất cuộc thi Piano quốc tế
    Tài năng trẻ Nguyễn Đức Kiên, học sinh của Học viện Âm nhạc quốc gia vừa giành giải Nhất cuộc thi Piano quốc tế Fujairah lần thứ 06 tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).
  • Cơ hội quảng bá giá trị văn hóa làng nghề truyền thống Kim Bồng
    Làng Kim Bồng (thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An) từ lâu đã nổi tiếng với bề dày lịch sử phát triển nghề mộc truyền thống và nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Cứ mỗi dịp đầu xuân, nhân dân và du khách lại có cơ hội tham gia vào một sự kiện mang đậm bản sắc văn hóa, đó là Lễ tế Tiền Hiền và Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng.
  • Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025
    Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16/2 (tức 17 đến 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Chiếu miễn phí phim "Hồng Hà nữ sĩ" nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng và mừng Xuân Ất Tỵ 2025
    Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và chào đón Xuân Ất Tỵ 2025, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) tổ chức Đợt chiếu phim đặc biệt nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.
  • "Quận Ba Đình luôn phấn đấu giữ vững vai trò trung tâm chính trị, văn hóa và yên bình giữa lòng Thủ đô"
    Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 vừa được Quận ủy đăng tải, lấy ý kiến góp ý nhân dân để trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII. Trong Dự thảo, Quận ủy Ba Đình nhấn mạnh: “Phát huy tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quận Ba Đình không ngừng phấn đấu để trở thành quận văn minh, hiện đại, giữ vững vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, và yên bình giữa lòng Thủ đô”.
  • [Inforgraphic] Kinh tế - xã hội TP Hà Nội tháng 1/2025
    Theo Cục thống kê Hà Nội, trong tháng 1 đầu năm 2025 khách quốc tế đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ tăng 39,7%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 20,8%, thu ngân sách tăng 31,3% so với cùng ký năm 2024... là những điểm nhấn về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội trong tháng đầu tiên của năm mới 2025.
Huyện Thường Tín long trọng tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống đầu Xuân Ất Tỵ 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO