Văn hóa - Xã hội

Nhân văn số: Cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số

T. Trang 18/10/2023 16:31

Đó là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Franconomics-2023 do Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI) - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), Viện Quốc tế Pháp ngữ (2IF) - ĐH Jean Moulin Lyon 3 đồng tổ chức vào ngày 17 – 18/10/2023, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

hoang-hai.jpeg
Toàn cảnh diễn đàn.

Sự kiện có sự đồng hành của Hội Hữu nghị Pháp - Việt (AAFV), Viện Pháp tại Việt Nam (IFV), Tập đoàn Giáo dục Toàn cầu Galileo (GGEF), Viện Chiến lược chuyển đổi số (DTSI), Công ty Linagora Việt Nam và Viện Nghiên cứu châu Phi - Trung Đông (IAMES), Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp TP. Hà Nội – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Vietnam DX và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

Mặc dù đã manh nha xuất hiện từ những năm 40 của thế kỷ XX nhưng nhân văn số (digital humanities) vẫn là lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với giới nghiên cứu tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

jobet.png
Ông Manuel Jobert, Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ quốc tế và Pháp ngữ, Đại học Jean Moulin Lyon 3, Giám đốc Viện Quốc tế Pháp ngữ.

Trong khi đó, việc ứng dụng các thành tựu kỹ thuật số và khoa học máy tính vào nghiên cứu các ngành nhân văn đang trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết trong một xã hội văn minh và tiến bộ.

Nhân văn số đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý và gìn giữ tư liệu, bảo tồn giá trị văn hoá lịch sử, di sản, ngôn ngữ, phát huy giá trị các nền văn minh xã hội và xa hơn nữa là khả năng bồi dưỡng tiềm năng con người; thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nhân loại trong tương lai.

dai-bieu-phap-ngu.jpeg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại diễn đàn.

Diễn đàn quốc tế Franconomics-2023 với chủ đề “Nhân văn số: Cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số” đã quy tụ các nhà khoa học hàn lâm, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách trong nước và quốc tế nhằm trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm và chuyên môn học thuật về nhân văn số và các khía cạnh liên quan.

Diễn đàn cũng cung cấp nền tảng liên ngành để các khách mời cùng trình bày, thảo luận về những đổi mới, xu hướng cũng như những thách thức thực tế gặp phải của nhân văn số hiện nay./.

Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQGHN luôn coi chuyển đổi số là nền tảng thúc đẩy hợp tác, chia sẻ, khai thác tư liệu, đánh giá kết quả nghiên cứu. ĐHQGHN cũng đã có những hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để số hóa dữ liệu văn bản Hán Nôm tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và tại kho tư liệu của ĐHQGHN nhằm tạo kho dữ liệu dùng chung cho cộng đồng các nhà nghiên cứu.

Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm hỗ trợ biên soạn trong nhiệm vụ “Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu địa chí quốc gia Việt Nam” nhằm tăng cường tính hiệu quả của công tác quản lý tiến độ và hỗ trợ thuận tiện cho công tác biên soạn nội dung Mục. ĐHQGHN cũng đang triển khai thí điểm đào tạo trực tuyến, trong đó hoàn thiện mô hình, phương thức, phương pháp đào tạo trực tuyến gắn với đảm bảo chất lượng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Nhân văn số: Cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO