Nhận mang thai hộ và nỗi sợ của người phụ nữ vào phút chót

Theo vietnamnet| 27/09/2019 07:57

Nỗi sợ hãi của người phụ nữ chấp nhận mang thai kiếm tiền đã làm lộ đường dây tuyển phụ nữ mang thai hộ xuyên quốc gia.

Ngày 30/9, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử 5 bị cáo trong đường dây mang thai hộ vì mục đích thương mại. Đây là lần đầu tiên Tòa Hà Nội đưa ra xét xử về hành vi này.

5 người bị đưa ra xét xử tội Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại gồm: Cai GuoLin (SN 1982), Cai GuoFang (SN 1965, đều quốc tịch Trung Quốc), Triệu Thị Hằng (SN 1978, Thanh Hóa), Hoàng Thị Thu Trang (SN 1992, Hưng Yên) và Nguyễn Thị Ngọc (SN 2000, Bắc Ninh).

Theo cáo trạng, đầu năm 2013, Cai GuoLin sang Việt Nam, làm việc cho một phòng khám ở quận Cầu Giấy. Tháng 11/2017, người này quay về Trung Quốc, làm việc tại bệnh viện tư nhân hiếm muộn và thụ tinh ống nghiệm do GuoYong (chưa xác định được lai lịch) làm chủ.

Đầu tháng 9/2018, GuoYong giao nhiệm vụ cho Cai GuoLin và Cai GuoFang sang Việt Nam tìm người mang thai hộ, sang Campuchia cấy phôi thai rồi đưa về Trung Quốc.

Qua giới thiệu của một bác sĩ người Trung Quốc, Cai GuoLin đến phòng khám ở Cầu Giấy gặp Hoàng Thị Thu Trang, là y tá kiêm phiên dịch của phòng khám.

Cai GuoLin nói cho Trang biết mục đích sang Việt Nam để tìm người mang thai hộ và nhờ Trang làm phiên dịch trong suốt quá trình tuyển chọn, giao dịch, đưa phụ nữ mang thai hộ sang Campuchia để cấy phôi.

Nữ y tá nhận lời đồng ý và cùng Cai GuoLin đến cổng bệnh viện Phụ sản trung ương dò hỏi những người bán nước.

Nhờ vậy, cả hai được giới thiệu gặp Triệu Thị Hằng (làm nghề bán báo và đánh giày dạo trước cổng bệnh viện). Cai GuoLin nhờ Hằng tìm người mang thai hộ với giá 300 triệu đồng/người/1 lần mang thai. Việc thanh toán sẽ chia thành nhiều đợt.

Hằng sẽ tự thỏa thuận giá với người nhận mang thai hộ và việc cấy phôi được thực hiện tại Campuchia.


Nỗi sợ của người phụ nữ mang thai hộ


Hằng đồng ý và tìm được người phụ nữ tên T. (SN 1988, ở Long Biên, Hà Nội) có nhu cầu mang thai hộ. Cô ta đưa T. đến gặp Cai GuoLin.

Hai bên thống nhất giá mang thai hộ là 250 triệu đồng/lần mang thai thành công, tiền trả dần trong quá trình mang thai cho đến khi sinh con. Nếu sinh con thành công, chị T. sẽ được bồi dưỡng thêm 30 triệu đồng.

Đồng ý với thỏa thuận, chị T. được đưa sang Trung Quốc dưỡng thai sau khi đặt phôi thành công ở Campuchia vào tháng 10/2018.

Đến đầu tháng 11/2018, Hằng tiếp tục giới thiệu thêm 7 phụ nữ khác sẵn sàng mang thai hộ.

Ngày 11/12/2018, những người phụ nữ mà Hằng giới thiệu bay vào TP.HCM chờ đi Campuchia cấy phôi. Một trong số họ mang theo con nhỏ, nhưng không mang theo giấy khai sinh nên phải chuyển sang đi đường bộ. Người phụ nữ này sau đó đổi ý, đã bỏ đi.

Ngày 13/12/2018, do lo sợ bị nhóm người Trung Quốc lừa bán nên một trong số những người phụ nữ kể trên đã gọi điện báo về gia đình, nhờ trình báo cơ quan công an.

Nhận được tin báo, Công an quận 3, TP.HCM tiến hành kiểm tra, phát hiện đường dây mang thai hộ.

CQĐT đã có công văn yêu cầu tương trợ tư pháp đến Bộ Tư pháp Vương quốc Campuchia để xác minh quá trình đặt phôi của chị T. tại bệnh viện Royal, thuộc Monivong Phnompenh, Campuchia và yêu cầu tương trợ tư pháp gửi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa để xác minh lý lịch tư pháp của Cai Guolin và Cai GuoFang, nhưng đến nay chưa có kết quả.

Quá trình điều tra, Cai GuoFang không thừa nhận cùng Cai Guolin đưa 7 phụ nữ Việt sang Campuchia để mang thai hộ mà chỉ đi cùng Cai Guolin đưa những người phụ nữ trên đi du lịch.

Tuy nhiên, Cai Guolin khai, Cai GuoFang là người được Cai GuoYong thuê sang Việt Nam để hỗ trợ và giám sát Cai Guolin trong quá trình thỏa thuận đối với những người mang thai hộ và cùng những người trên sang Campuchia để cấy phôi.

Căn cứ lời khai các bị can và tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, cáo trạng cho rằng, đủ căn cứ xác định Cai GuoFang đồng phạm với Cai Guolin về tội Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Nhận mang thai hộ và nỗi sợ của người phụ nữ vào phút chót
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO