Nhân lên nét đẹp truyền thống

HNM| 13/03/2022 14:28

Dịp 8-3 năm nay, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) quyết định miễn vé tham quan di tích cố đô trong 5 ngày (bắt đầu từ ngày 5-3) đối với nữ du khách mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh hình ảnh áo dài truyền thống, thực hiện Đề án Huế - Kinh đô áo dài, và chào mừng 112 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3.

Đây không phải là lần đầu tiên Huế thực hiện các hoạt động ưu đãi về vé tham quan di tích đối với du khách mặc áo dài truyền thống. Thông qua các hoạt động này, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn đẩy mạnh phong trào mặc áo dài trong người dân và du khách, nhất là khôi phục truyền thống phụ nữ Huế mặc áo dài. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm phục hưng áo dài truyền thống để không những xây dựng và phát triển thương hiệu Huế - "Kinh đô áo dài Việt Nam" mà còn hướng tới đưa áo dài trở thành di sản được thế giới công nhận.

Ở nhiều nước, việc áp dụng chính sách miễn phí vé tham quan cho du khách mặc trang phục truyền thống cũng được thực hiện thường xuyên. Chẳng hạn như ở Hàn Quốc, nhiều di tích tại Seoul mở cửa miễn phí cho tất cả khách tham quan mặc Hanbok. Chính vì vậy, đến với các địa điểm này, ngoài việc được tham quan những công trình kiến trúc cổ, hiểu hơn về lịch sử, văn hóa, du khách còn thấy thú vị khi chính mình cũng được hòa vào không khí đậm hơi thở truyền thống ấy. Việc có ngày càng nhiều du khách chọn mặc trang phục truyền thống Hàn Quốc khi tới check-in tại các địa điểm du lịch tại quốc gia này cho thấy việc làm đó đã góp phần quảng bá sâu rộng hình ảnh quốc phục với du khách trong và ngoài nước.

Tà áo dài truyền thống Việt Nam không chỉ đẹp một cách kín đáo, thanh lịch mà còn rất tiện dụng trong đời sống. Mong rằng ngày càng có nhiều địa điểm du lịch, đặc biệt là các điểm đến tại Thủ đô sẵn lòng miễn phí cho du khách mặc áo dài để nhân lên nét đẹp truyền thống trong đời sống hôm nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Người đi về phía biển
    Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
  • Huyện Quốc Oai đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
    Chiều 27/6, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
  • Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế
    Chiều 27/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp báo công bố thông tin tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng chủ trì họp báo thông tin nhanh về kỳ thi.
Đừng bỏ lỡ
Nhân lên nét đẹp truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO