Nhạc sĩ Văn Dung - Người lữ hành không mệt mỏi trên con đường tìm cái đẹp

KTĐT| 12/03/2022 15:38

Trong băng cassette “Tuyển tập ca khúc Văn Dung” ông nói: “Tôi là người lữ hành không mệt mỏi trên con đường vô tận tìm cái hay, cái đẹp, tìm về chính mình trong cõi sâu thẳm của tâm thức thanh âm”.

Sinh ra ở làng Bích Câu, gắn với truyền thuyết Tú Uyên Giáng Kiều, dòng họ ông vẫn còn ngôi nhà thờ nhỏ, có khoảng sân trồng cây cau và bể nước mưa cổ. Thời ông và gia đình ở ngôi nhà nhỏ gần đấy, vợ chồng ông thường sang dọn dẹp, chăm sóc, hương khói. Trai Hà nội gốc nên ông lúc nào cũng ăn mặc đẹp, chỉn chu và lịch lãm. Ông nói chuyện có duyên, hóm hỉnh, hấp dẫn và may mắn, có người vợ tuyệt vời.

Nhạc sĩ Văn Dung
Nhạc sĩ Văn Dung

Bà là NSƯT Tuyết Nhung, một giọng hát nổi tiếng của Đoàn Ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam, quê ở Bắc Ninh khéo tay, xinh đẹp, hát hay nhưng yêu chồng, chăm con, quý bạn bè hết mực. Bà nấu ăn rất ngon và nhanh. Bạn bè đến nhà, chỉ một loáng là bà đã làm xong món ngon đãi khách. Còn ông, ham vui ở đâu nhưng ở nhà, ông là người đàn ông mẫu mực, yêu vợ thương con.

Ông đọc nhiều, ham học hỏi, cầu thị và không khoe khoang. Ông quan niệm cái gì học được thì cứ học. Trong các cuộc vui, ông luôn là một trong những "cây" chuyện tiếu lâm nhưng đụng đến kiến thức Đông Tây kim cổ ông cũng biết rất nhiều. Những chuyến chúng tôi, ông và nhạc sĩ Tân Huyền cùng đi Quảng Ninh, đi Vinh chơi và trên cả hành trình từ lúc bắt đầu lên xe cho đến khách sạn, nói như ông, "cười rách cả mồm". Vui vẻ, nhiệt tình, quảng giao và cũng ham vui nhưng với công việc, ông cực kỳ nghiêm túc. Viết khỏe, viết nhanh nên chuyến đi sáng tác nào của ông cũng có những tác phẩm tốt. Trong chuyến đi thực tế chiến trường năm 1971, ông kể: Đoàn xe các nhạc sĩ đi qua từng cung đường dày đặc bom đạn, nhạc sĩ Chu Minh tỳ cánh tay lên cửa xe, lúc đi qua đoạn các nữ thanh niên xung phong đang sửa đường, đoàn dừng tại giao lưu trò chuyện vui vẻ. Bỗng một cô vuốt lên cánh tay nhạc sĩ Chu Minh reo lên: "Ôi, tay anh này lắm lông quá chúng mày ơi". "Họ không chỉ thiếu thốn vật chất, họ thiếu cả tiếng nói, bàn tay đàn ông" ông bùi ngùi nói, và Bài ca đường 9 chiến thắng ra đời ngay trên chiếc xe ấy.

Ông viết rất nhanh ngay trên xe, đưa cho cả đoàn xem. Vừa cầm bản nhạc, ông Hồng Đăng cười bảo: Sao ông viết thế này, rồi hát "Ông Văn Dung ơi ông đang ở đâu. Ông đi lăng nhăng chi cho khổ nhau. Nghe tiếng vợ gầm trên đầu. Nghe chó sủa càng thêm rầu. Ông đã lấy tôi bao nhiêu năm qua. Bây giờ ông đi lăng nhăng đâu xa. Ông theo Chu Minh, Đăng Hồng, Tân Huyền. Ông theo Lê Lôi, Tô Hải, An Chung... Toàn bọn lang thang, mà ông "đếch" biết. Vậy tôi khuyên ông từ nay nên chừa". Cả đoàn cười bò lăn. Sau này, khi vợ ông, NSƯT Tuyết Nhung nghe được, chị giận ông Hồng Đăng vì "tội" ví vợ gầm với chó sủa.

Văn Dung đến với âm nhạc khi được phân công về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam làm biên tập Âm nhạc không chuyên của học sinh và thanh niên Hà Nội vào năm 1961. Tác phẩm Giải phóng quân ta ra đi mà ông với Triều Dâng là bước chuyển biến lớn về sáng tác của ông. Đến với âm nhạc khá muộn và bằng con đường tự học nhưng ở ca khúc của ông nét duyên dáng, đằm thắm, trữ tình, có màu sắc riêng xuyên suốt trong cuộc đời sáng tác. Đường Trường sơn xe anh qua và Bài ca đường 9 chiến thắng là những đỉnh cao của ca khúc Cách mạng thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Sau này Những bông hoa trong vườn Bác cũng nằm trong số những bài hát hay viết về Bác. Ông viết Hành khúc Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhHành khúc Hội khỏe Phù Đổng cũng rất thành công và được tặng huy chương Vì thế hệ trẻ. Trong cuộc đời với hơn 60 năm sáng tác, ông viết hàng trăm tác phẩm cho những chuyến đi sáng tác cho các ngành nghề, các tỉnh thành trên khắp mọi miền đất nước. Trong gia tài âm nhạc của ông, ông cũng còn nhiều tình ca hay tiếc là không có điều kiện đến với công chúng.

Khi còn làm việc ở Đài, ngoài sáng tác, ông làm công việc Biên tập Âm nhạc và giới thiệu các sáng tác của đồng nghiệp trên sóng phát thanh. Sau này, khi ông tham gia Ban Chấp hành rồi đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội thì ông cùng các nhạc sĩ Phạm Tuyên, Hồ Quang Bình, Trương Ngọc Ninh, Lân Cường, Bá Môn... đẩy mạnh việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức, sáng tác và dàn dựng cho anh em hội viên tạo ra sân chơi bổ ích cho giới âm nhạc Hà Nội.

Nhạc sĩ Văn Dung sinh ngày 15/1/1936 tại Hà Nội. Ông nguyên là Trưởng phòng Ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội. Nhạc sĩ Văn Dung được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 2001.Trong giới âm nhạc, hai anh em ruột cùng làm sáng tác và cùng thành danh như anh em Thế Song- Văn Dung không nhiều (có thể kể Hoàng Long- Hoàng Lân, Bảo Chấn- Bảo Phúc...).

Mấy năm dịch dã, bạn bè thưa vắng, chẳng đi lại thăm nom được nhau, ông yếu đi nhiều. Vợ và các con yêu ông, chăm sóc ông chu đáo. Mỗi khi nhớ bạn ông lại nhờ vợ con bấm điện thoại nói chuyện. Nhưng những cuộc điện thoại thưa dần theo sức khỏe. Thái Hòa, con trai ông nói, mấy hôm trước khi ốm, bỗng ông bảo dọn dẹp nhà cửa đi mai ông Tân Huyền đến thăm đấy. Rồi ông nhiễm covid-19 phải đi viện. Sức khỏe tốt dần, xét nghiệm âm tính, ông được cho ra viện. Cả nhà chuẩn bị đón ông về thì tối 8/3 ông lặng lẽ ra đi. Trái tim vốn không khỏe của ông cũng chọn ngày tôn vinh phụ nữ làm điểm dừng cho người nhạc sĩ cả đời yêu cái đẹp, yêu phụ nữ.

Trong lòng bạn bè, ông vẫn là chàng lãng tử ham vui. Quần bò, mũ lưỡi trai, nụ cười với ánh mắt nheo nheo tinh quái, chỉ ới một cái ông đã có mặt trong cuộc vui nào đó. Và ở thế giới nào đó, ông lại tếu táo những câu chuyện vui, lại gặp lại anh ông, nhạc sĩ Thế Song trong cuộc viễn hành.

(0) Bình luận
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Nhạc sĩ Văn Dung - Người lữ hành không mệt mỏi trên con đường tìm cái đẹp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO