Nhà văn Võ Thu Hương gửi thông điệp ý nghĩa về yêu thương với con trẻ

tuoitrethudo| 11/06/2022 11:38

Nhà văn Võ Thu Hương vừa gửi tới độc giả truyện dài "Về phía bình minh" (Sbooks - Nhà xuất bản Văn học). Tác phẩm bắt đầu từ những trang viết về cuộc sống ở biển, những ngày hè đầy nắng, gợi ra một không gian sống động, gần gũi cho độc giả dõi theo câu chuyện. Đây có thể xem là một thông điệp ý nghĩa về tình yêu gia đình, xã hội dành cho con trẻ.

Vẽ lại bức tranh xã hội hiện nay

"Về phía bình minh" là một câu chuyện dài kể về cuộc đời cô bé tên Xuân. Xuân được sinh ra và lớn lên tại một vùng biển mà người dân ở đây sinh sống bằng nghề làm muối, bố mẹ em cũng là những diêm dân trong số đó. Từ nhỏ, Xuân đã có ý thức mình không được sự yêu thương của mẹ mà chỉ nhận được sự chăm chút, chia sẻ, thương yêu, lo lắng từ người cha.

Ở trang đầu tiên, chương 1 "Muối mặn gừng cay" có một đoạn viết của tác giả, nếu tinh ý người đọc sẽ nhận ra ngay đây chính là chìa khóa mở mọi bí mật giải mã lý do vì sao nhân vật Xuân lại sớm có ý thức mình không được yêu thương của mẹ:

“Nhà có 4 anh chị em nhưng tôi không thân thiết ai. Anh chị lớn hơn tôi sáu, bảy tuổi, cái tuổi khá xa để có thể chia sẻ cùng. Em gái thua tôi bốn tuổi, khá gần để rủ nhau chơi nhảy dây, trốn tìm nhưng em lại thích ngồi trong lòng mẹ, loay xoay bên chân mẹ hoặc lẩn thẩn chơi một mình. Em không thích chơi cùng tôi hay bất kỳ ai, cũng không thích ai được mẹ quan tâm hơn mình.

Nhà văn Võ Thu Hương gửi thông điệp ý nghĩa về yêu thương với con trẻ
Cuốn truyện dài "Về phía bình minh" của nhà văn Võ Thu Hương

Em luôn sẵn sàng cắn tôi đến chảy máu nếu phát hiện ra mẹ lấy khăn lau mặt cho tôi, hoặc cho tôi miếng bánh. Mẹ luôn quay lưng bỏ đi khi xảy ra sự việc nào đó mà phần thắng là em hoặc chỉ can thiệp khi nghe em khóc nức nở, gào lên. Vô lý đến mức, kể cả khi chơi ô ăn quan, chơi trốn tìm, em gào khóc vì bị thua thì tôi cũng sẽ là người bị ăn đòn của mẹ. Chẳng hiểu từ lúc nào, tôi luôn có ý thức nhường em, tránh cãi vã và ngày càng xa mẹ”.

Ngay ở phần mở đầu đã cho bạn đọc một dự cảm về cuộc đời của cô bé vùng biển sẽ đầy những trắc trở, chông gai, nhất là khi Xuân biết về một bí mật là người mẹ ấy không phải mẹ ruột của mình! Câu chuyện với các nhân vật đan xen: Tôi (Xuân), bố mẹ của Xuân, cô Linh, chị Thanh, Minh, Hằng, Đen, ông Đầu Móp… tác giả vẽ lại bức tranh xã hội hiện nay với những thông tin có thật làm gam màu chính, đó là việc sử dụng lao động nhỏ tuổi, trẻ em lang thang, cơ nhỡ, bán vé số, cướp giật…

Ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống

Bên cạnh đó, qua ngòi bút của tác giả, hiện thực xã hội cũng không hề thiếu vắng tình thương, sự nhân ái. Ở nơi mà người ta quen gọi là dưới đáy xã hội, một môi trường sống toàn gam màu đen nhưng nơi ấy tình người của những con người đồng cảnh ngộ với ấm áp làm sao.

Trên hết, dù cuộc đời chịu bao bầm dập, đớn đau, dù bao khó khăn tưởng chừng không còn lối thoát nhưng cô bé Xuân với niềm khao khát mãnh liệt được “Sống” với đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống đã vượt lên số phận và nắm giữ tương lai của cuộc đời mình.

Cuối cùng, qua bao cơ cực của nhân vật chính, "Về phía bình minh" có một cái kết nhẹ nhàng, Xuân trở về biển và thăm xóm Nginh Phong để được nhìn bông hoa đá nở trên ngôi mộ mẹ ruột của mình.

Nhà văn Võ Thu Hương giao lưu cùng độc giả
Nhà văn Võ Thu Hương giao lưu cùng độc giả

Nhà văn Võ Thu Hương (Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh). Chị đã có hơn 10 tác phẩm dành cho thiếu nhi. Tác phẩm của chị được chọn giảng dạy trong Sách giáo khoa cấp tiểu học, THCS và đã đạt nhiều giải thưởng. Tác phẩm của Võ Thu Hương thường hướng trẻ tới sự ấm áp, trong trẻo và mang nhiều thông điệp đẹp trong cuộc sống.

Có thể nói, "Về phía bình minh" là thông điệp về tình thương từ tình cảm gia đình, từ cộng đồng với sự chia sẻ và thấu cảm, về sự vượt khó thành công nếu có ý chí. Tác phẩm được nhà văn trẻ Võ Thu Hương viết bằng một văn phong tốt, gãy gọn, đủ sức dẫn người đọc đi đến hết từng trang sách vì sự tò mò “Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp? Rồi sao nữa?...”; Hình ảnh trong truyện đẹp, gợi suy nghĩ và như thúc đẩy chúng ta muốn về với biển.

(0) Bình luận
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • "Bài văn về trứng vịt lộn" đoạt giải Nhất Cuộc thi sáng tác truyện tranh 2024
    Với mong muốn tìm kiếm các tác giả, hoạ sĩ truyện tranh Việt Nam và phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức cuộc thi Sáng tác truyện tranh.
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Huế trong thơ Lê Vĩnh Thái
    Thơ Lê Vĩnh Thái ở bất kỳ chặng nào, tập nào cũng khó đọc, khó hiểu, không thể nhớ. Tôi quen biết anh gần hai chục năm nay, gần như tập thơ nào cũng đọc, song đều để riêng một góc… và suy ngẫm.
  • Sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay". Không chỉ khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này cuốn sách còn góp phần khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề cập tới những cơ hội, thách thức và các giải pháp phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Nhà văn Võ Thu Hương gửi thông điệp ý nghĩa về yêu thương với con trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO