Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ

Hồng Thinh (thực hiện)| 18/08/2017 17:21

Đắc cử Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội khóa XII với số phiếu cao tại Đại hội toàn thể và 100% số phiếu bầu của Ban chấp hành mới, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ chia sẻ rằng chị rất cảm ơn các hội viên đã tin tưởng. Và khi được nhiều người đặt niềm tin thì chị thấy mình càng phải cố gắng, trong đầu lập tức phải nghĩ ra những đầu việc để cùng với Ban chấp hành triển khai trong thời gian tới.

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: “Đoàn kết và tôn trọng sự khác biệt”
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ

PV: Ý kiến của chị về cơ cấu Ban chấp hành mới hiện nay?

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: Tôi rất mừng khi Ban chấp hành có 8 người, đủ cả nam và nữ. Đây là những nhà văn ngoài tài năng văn chương đều là những người rất trách nhiệm và tâm huyết muốn đóng cho sự phát triển của Hội Nhà văn Hà Nội… Ban chấp hành sẽ luôn đoàn kết nhưng tôn trọng sự khác biệt, kế thừa những thành tựu của các nhiệm kỳ BCH khóa trước và phát triển đáp ứng những đòi hỏi không ngừng của đời sống xã hội. Chúng tôi mong muốn Thành ủy, UBND TP. Hà Nội tạo điều kiện và tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa qua các hình thức hỗ trợ động viên để nâng cao điều kiện sáng tác tốt hơn cho nhà văn Hà Nội.

Với 8 thành viên, tôi nghĩ là Ban chấp hành sẽ phát huy vai trò dân chủ cao nhất và đặc biệt tôn trọng sự khác biệt. Vì riêng với nhà văn nói riêng và văn nghệ sĩ nói chung thì sự khác biệt luôn làm nên tác phẩm lớn. Khi đã tôn trọng sự khác biệt ấy,  tôi nghĩ là trong Ban chấp hành cần phân quyền cụ thể, từng ủy viên hay phó chủ tịch cần chịu trách nhiệm việc của mình và được tôn trọng công việc họ đã đảm trách. Tôi nghĩ là mọi việc sẽ tốt. Chỉ có điều đáng tiếc là Ban chấp hành có đại diện cho hai lĩnh vực văn xuôi, thơ song lại thiếu đại diện cho lĩnh vực lý luận phê bình. Tới đây, nếu được bổ sung thì tôi sẽ xin bổ sung thêm đại diện lĩnh vực lý luận phê bình vào Ban chấp hành. 

PV: Suy nghĩ của chị trước nhu cầu trẻ hóa hội viên Hội hiện nay? 

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: Tôi đã rất mừng, theo quy chế ban đầu 11 ủy viên Ban chấp hành thì sẽ có 3 phó chủ tịch. Tuy nhiên, Đại hội chỉ bầu được 8 ủy viên Ban chấp hành. Tại phiên họp thứ nhất của Ban chấp hành, tôi là một trong những người đề nghị nên có 3 phó chủ tịch vì phạm  vi hoạt động của Hà Nội rất lớn cũng như là hội viên rất đông và cần phát huy hơn nữa hội viên trẻ. 

Theo tôi, Ban chấp hành khóa này cần có trách nhiệm tìm đến các nhà văn trẻ và mời họ tham gia vào Hội. Hiện nay có nhiều nhà văn trẻ có những sáng tác, có những cách nhìn, cách tiếp cận đời sống khá mới mẻ, nhiều khi không chỉ là truyện, thơ mà còn là ảnh, tản văn, sáng tác trên mạng xã hội như blog, facebook song họ đến gần với xã hội và công chúng. Mỗi hội đồng phụ trách phải nắm được lực lượng sáng tác trẻ đang nổi và đang được bạn đọc yêu mến này và phải có trách nhiệm mời họ đến Hội chứ không phải là đợi họ viết đơn, chờ người giới thiệu, chờ in tác phẩm… thì nhiều khi họ sẽ không đến. Mình phải mời họ vào, nếu muốn trẻ hóa Hội…

PV: Với tư cách cá nhân, trước mắt chị có dự định gì với công tác Hội?

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: Công việc đặt ra cho Ban chấp hành rất nhiều và mỗi thành viên ai cũng có những suy nghĩ, mong muốn, dự án để được đóng góp một phần công sức vào sự phát triển của Hội. Với cá nhân mình, tôi dự định sẽ mời các nhà văn gửi các tác phẩm mà họ đang có đề cương đi trại viết để hoàn thiện. Những nhà văn đã có tác phẩm song chưa xuất bản, phần lớn là những nhà văn cao tuổi và để bản thảo ở dạng viết tay thì sẽ tổ chức đánh máy và đăng ký bản quyền cho các bác. Sau đó tôi sẽ làm với các nhà xuất bản để mời các nhà xuất bản cùng hợp tác xuất bản. Trong thời kinh tế thị trường, sách văn học thực ra bán được rất ít. Vậy nên, nếu không có sự kết nối giữa Hội với nhà văn và nhà xuất bản thì các nhà văn khó có thể ra được sách. Đấy là việc cá nhân tôi sẵn sàng làm trước, cố gắng giúp các nhà văn, nhà thơ được in tác phẩm – một niềm vui, niềm hạnh phúc của bất kỳ ai đam mê nghiệp viết. 

PV: Là một phụ nữ và chị cũng đang bận rộn với rất nhiều công việc. Vậy chị sẽ cân bằng giữa việc gia đình, việc cơ quan và công tác Hội như thế nào?

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: Nói hơi riêng một chút, bây giờ công việc gia đình của tôi đã ổn. Con cái đã lớn, tôi vừa được lên chức bà nội rồi đấy. Còn công việc bên đài truyền hình cũng không quá bận vì tôi đã có nhiều cộng sự đắc lực. Vậy nên, đến thời điểm này, tôi đã có thể sẵn sàng trước công việc các hội viên tin tưởng giao cho với  mong muốn được góp sức mình vào sự phát triển của Hội.

PV: Trân trọng cảm ơn nhà văn!
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO