Nhà văn Lê Phương - tác giả kịch bản phim "Biệt động Sài Gòn" qua đời

kinhtedothi| 16/05/2022 11:26

Nhà văn, nhà biên kịch của những bộ phim điện ảnh và truyền hình nổi tiếng như “Biệt động Sài Gòn”, “Nơi gặp gỡ của tình yêu”, “Giọt nước mắt giữa hai thế kỷ” - Lê Phương đã ra đi vào tối 14/5 vì tuổi cao sức yếu. Ông hưởng thọ 89 tuổi.

Nhà văn, nhà biên kịch Lê Phương sinh năm 1933 với tên gọi lúc khai sinh là Nguyễn Văn Tiến, tại làng Thiết Úng thôn Vân Hà huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Nhà văn Lê Phương. Ảnh: Phương Chinh.
Nhà văn Lê Phương. Ảnh: Phương Chinh.

Mồ côi cha từ khi mới 2 tháng tuổi trong bụng mẹ, 3 tuổi mẹ đi bước nữa… Nguyễn Văn Tiến lớn lên trong sự đùm bọc vừa ân cần vừa nghiêm khắc của đại gia đình, họ hàng… Nhưng có lẽ dù được chăm sóc ân cần yêu thương đến mấy, thì cái nỗi buồn bẩm sinh của sự cô đơn đã dường như thấm đẫm và lặn vào tiềm thức của ông, khiến cho ông dù có vẻ ngoài khá lãng tử và mạnh mẽ lại dễ dàng rơi nước mắt vì một tiếng ru hời.

Cũng có lẽ vì thế, ông đã chọn con đường văn chương là sự nghiệp chính của đời mình dù trước đó từng nhập ngũ từ năm 16 tuổi, 20 tuổi tham gia đơn vị khảo sát chuẩn bị chiến trường cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, rồi 23 tuổi lại hoạt động trong vai trò một chiến sĩ đặc tình thuộc Cục Bảo vệ chính trị Bộ Quốc phòng… thực hiện nhiệm vụ thâm nhập sâu vào giới chủ Hoa kiều ở Hải Phòng.

Ngay khi đã hoàn thành nhiệm vụ phát hiện, giải mã những hoạt động của tổ chức phản động dưới vỏ bọc của một số doanh nhân Hoa Kiều… Nguyễn Văn Tiến, lúc này đã lấy bí danh Lê Phương, lập tức rời quân ngũ để về với bút nghiên, từng manh nha từ khi ông mới 20 tuổi với truyện ký Thử lửa viết về chính công việc mà ông đảm nhận: chỉhuy đội Thanh niên xung phong (tên gọi của lực lượng TNXP thời điểm 1953) làm nhiệm vụ mở đường lên Điện Biên, để rồi khi chiến dịch Điện Biên kết thúc, thì niềm yêu thích chữ nghĩa đã phải tạm dẹp sang một bên cho những nhiệm vụ cấp bách do tổ chức phân công.

Năm 1960, ông trở thành nhà báo rồi nhà văn chuyên viết về công nhân. Lê Phương viết tiểu thuyết "Bất khuất" – cuốn tiểu thuyết đầu tiên về vùng mỏ. Với tiểu thuyết đầu tay này, những hoạt động rất nhiều chất phiêu lưu bí ẩn của các chiến sĩ cách mạng hoạt động trong phong trào công nhân đã được mô tả cực kỳ hấp dẫn, giàu chất điện ảnh đến ngạc nhiên với những tình huống kịch chặt chẽ, đầy kịch tính.

Trong thời gian từ năm 1963-1978, Lê Phương đã cho ra đời khoảng 7 cuốn tiểu thuyết về đủ các lĩnh vực liên quan đến kiến thức chuyên môn sâu như "Pháo đài 44" (về các chiến sĩ pháo cao xạ bảo vệ cầu Hàm Rồng, 1965); "Thung lũng Cô Tan" (địa chất, 1973); "Bạch Đàn" (lâm nghiệp, 1975); "Ngã ba thời gian" (thủy lợi, 1978); "Bông mai mùa lạnh", "Vết xích đường mòn"…

Năm 1977, ông bước sang lĩnh vực điện ảnh với vai trò tác giả kịch bản. Ông viết không nhiều, nhưng mỗi bộ phim được làm từ kịch bản của ông đều để lại những ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả. Đó là những bộ phim như: "Nơi gặp của tình yêu", "Câu lạc bộ không tên", "Cơn lốc biển", "Biệt động Sài Gòn" 4 tập (cùng với Nguyễn Thanh)… đều được nhớ đến như những bộ phim mẫu mực của điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Đặc biệt ở giai đoạn từ sau năm 1990, ông bắt đầu chuyển sang viết kịch bản phim truyền hình dài tập mà ông thường gọi là "tiểu thuyết truyền hình". Ông gặt hái thành công với bộ phim "Giọt nước mắt giữa hai thế kỷ" - một trong những bộ phim truyền hình dài tập đầu tiên của Việt Nam.

Nhà văn Lê Phương có vợ là nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã. Họ luôn yêu thương, cùng nhau sáng tạo nên những kịch bản phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng công chúng. Tình cảm vợ chồng, tri kỷ của họ khiến nhiều người xúc động.

(0) Bình luận
  • "Bài văn về trứng vịt lộn" đoạt giải Nhất Cuộc thi sáng tác truyện tranh 2024
    Với mong muốn tìm kiếm các tác giả, hoạ sĩ truyện tranh Việt Nam và phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức cuộc thi Sáng tác truyện tranh.
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Huế trong thơ Lê Vĩnh Thái
    Thơ Lê Vĩnh Thái ở bất kỳ chặng nào, tập nào cũng khó đọc, khó hiểu, không thể nhớ. Tôi quen biết anh gần hai chục năm nay, gần như tập thơ nào cũng đọc, song đều để riêng một góc… và suy ngẫm.
  • Sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay". Không chỉ khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này cuốn sách còn góp phần khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề cập tới những cơ hội, thách thức và các giải pháp phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
  • Ra mắt bộ truyện tranh giúp trẻ phát triển kĩ năng sống an toàn
    Với mong muốn truyền tải một cách dễ hiểu và gần gũi những kiến thức cơ bản về an toàn trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường, ở lớp, ở nơi vui chơi, nơi công cộng nói chung cho bạn đọc nhỏ tuổi, NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ truyện tranh “Comic kĩ năng sống - Dành cho trẻ tiểu học”.
  • 58 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII
    “Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII tiếp tục được thực hiện với nhiều đổi mới, sáng tạo, nhằm mục tiêu cao nhất là thể hiện tình yêu sách, sự trân trọng, tôn vinh và tri ân những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu”, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định tại lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII, năm 2024 tổ chức tại Hà Nội tối 29/11.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay
    Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ UCARE, khẳng định năng lực chuyên môn vượt trội trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh mề đay (mày đay) theo tiêu chuẩn quốc tế GA2LEN.
  • Tìm về tuổi thơ với 12.000 chiếc đèn đăng và bộ tranh “Ký ức đồng dao” tại núi Bà Đen
    Lần đầu tiên đến với núi Bà Đen, du khách sẽ lạc bước vào thế giới nghệ thuật dân gian với không gian triển lãm độc đáo của 12.000 chiếc đèn đăng nghệ thuật, cùng bộ tranh “Ký ức đồng dao” của hoạ sĩ Hoàng Phong - thành viên Hiệp hội màu nước quốc tế IWWS 2015.
Đừng bỏ lỡ
Nhà văn Lê Phương - tác giả kịch bản phim "Biệt động Sài Gòn" qua đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO