Điểm hẹn cuối tuần

Nhà thờ Lớn Hà Nội - điểm đến dịp Lễ Giáng sinh

Việt Thương (T/h) 19:52 03/12/2023

Dù không phải người Hà Nội nào cũng theo đạo nhưng khi nhắc đến Nhà thờ Lớn Hà Nội (nhà thờ chính tòa Hà Nội) thì hầu như ai ai cũng biết. Là một công trình do người Pháp xây dựng, mô phỏng theo kiến trúc của nhà thờ Đức bà Paris. Đây không chỉ là nơi hành hương của tín đồ Công giáo, mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng của Thủ đô.

3-min-3.jpg

Nguồn gốc của Nhà thờ Lớn Hà Nội

Nhà thờ mang tước hiệu “Nhà thờ Thánh Giuse” tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, ngay giữa ngã ba giao với 3 con phố: phố Nhà Chung, phố Nhà Thờ và phố Lý Quốc Sư, thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đây là một trong những kiến trúc phương Tây đầu tiên được xây dựng trên mảnh đất Thủ đô và cũng là Nhà thờ Thiên chúa giáo lâu đời bậc nhất ở Hà Nội.

Nhà thờ lớn Hà Nội được cho là được xây dựng trên khuôn viên của chùa Báo Thiên gần Hồ Hoàn Kiếm. Chùa Báo Thiên là ngôi chùa lớn nhất, linh thiêng nhất, là trung tâm của Phật giáo trong lịch sử Việt Nam thời Lý – Trần.

Để xây dựng nhà thờ, người Pháp đã phá bỏ ngôi chùa Báo Thiên cổ kính đã sừng sững hơn 800 năm. Sự tương phản giữa hai tòa nhà tôn giáo rất ấn tượng. Thánh giá, tháp và gian giữa theo phong cách tân Gothic của Nhà thờ St. Joseph mang đậm nét châu Âu. Dài 64,5 mét và với tháp chuông cao tới 31,5 mét, đó là một cấu trúc hùng vĩ.

Vào thời Lê – Nguyễn, mặc dù Phật giáo không phổ biến như các triều đại trước nhưng đây vẫn là nơi diễn ra các nghi lễ Phật giáo cầu mong cho đất nước thái bình thịnh trị. Cho đến cuối thời Nguyễn, một số phần của chùa đã bị phá hủy để làm chợ và sau khi thực dân Pháp đến Hà Nội, họ đã phá bỏ hoàn toàn chùa để xây dựng nhà thờ.

Đầu tiên, Nhà thờ lớn được xây dựng tạm thời bằng gỗ. Việc xây dựng Nhà thờ St Joseph diễn ra từ năm 1884 đến năm 1887, và trong thời gian này nó được xây bằng gạch và trát bằng bê tông. Nhà thờ được cho là trông giống như một mô phỏng nhỏ của Nhà thờ Đức Bà Paris với nhiều đặc điểm tiêu biểu của kiến ​​trúc Gothic Revival.

Qua hơn 100 năm tồn tại, công trình càng ngày càng trở nên cổ kính uy nghiêm. Nhưng đến năm 2020, trước những dấu hiệu xuống cấp đáng báo động, vỏ tường bên ngoài bị bào mòn, mái ngói xuất hiện những chỗ nứt vỡ gây dột nát, nước thấm vào bên trong khiến trần bị bong tróc,… Tổng Giáo Phận Hà Nội đã đã ra quyết định trùng tu lại Nhà thờ Lớn. Việc trùng tu bắt đầu từ ngày 10/07/2020 và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2022.

1-min-1.jpg

Kiến trúc của Nhà thờ Lớn Hà Nội

Ngoài thiết kế Gothic ra thì nhà thờ Lớn Hà Nội còn được pha trộn với văn hóa kiến trúc bản địa được thể hiện qua phần vật liệu xây dựng chính là gạch đất nung và mái ngói đỏ truyền thống của Việt Nam cùng tường chát giấy bồi. Khu vực Cung thánh và các ban thờ được trang trí bằng gỗ trạm trổ hoa văn sơn son thếp vàng kết hợp với các hình khối mái vòm của lối kiến trúc Châu Âu tạo nên hiệu quả thẩm mỹ rất tốt.

Nhà thờ lớn Hà Nội được xây dựng bằng đất nung và giấy bổi, có chiều cao khoảng 65 m, rộng 21 m, hai tháp chuông cao 31,5 m, bốn góc xung quanh là 4 trụ đá cao to. Trên đỉnh Nhà thờ có cây thánh giá bằng đá, liên kết nó là hệ thống gồm 5 quả chuông treo trên hai tháp. Bên dưới là chiếc đồng hồ và tượng thánh.

Nhìn bên ngoài, du khách sẽ thấy nhà thờ có mái vòm uốn cong hướng lên bầu trời, có nhiều cửa sổ. Tuy nhiên vẫn không được chi tiết và tỉ mỉ như nhà thờ ở châu Âu. Một số chi tiết trang trí ở khu cung thánh đã bị biến tấu bằng nét văn hóa dân gian Việt Nam như chạm khắc, sơn son thếp vàng nhìn khá độc đáo và tinh vi. Những lớp vôi cũ nhuốm màu rêu phong càng tăng thêm vẻ cổ kính, trầm mặc cho Nhà thờ lớn. Song, trái ngược với vẻ bên ngoài đó, kiến trúc bên trong vẫn giữ được vẻ hiện đại vốn có. Theo kinh nghiệm của một số du khách đã ghé thăm thì bạn phải vào nhà thờ mới cảm nhận được sự hoành tráng đó.

gio-le-noel-cac-nha-tho-1-copy.jpg

Giáng sinh nhà thờ Lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội là một trong những nhà thờ nổi tiếng bậc nhất tại thủ đô, bởi lẽ thế nên vào mùa giáng sinh hằng năm ở đây được trang hoàng rất kĩ lưỡng và cầu kì từ các hang đá, đèn led, tượng chúa, đến cây thông.

Vào mỗi độ gần giáng sinh khoảng giữa tháng 12, không chỉ người dân ở khắp Hà Nội mà còn dân thập phương đều đổ xô về đây, muốn lưu giữ lại khoảnh khắc ấm áp đánh dấu một năm sắp trôi qua tất cả đều vui vẻ, bình an.

Đây là một điểm đến lí tưởng để check in sống ảo với những bức ảnh đầy nghệ thuật. Khi dạo bước trên các trang mạng xã hội phổ biến bây giờ, bạn không khó bắt gặp hình ảnh về Nhà thờ Lớn. Bởi vậy nên khu vực giao giữa ba con phố cũng là trung tâm vui chơi của các bạn trẻ về đêm, nơi chứng kiến những đôi bạn trẻ nên vợ nên chồng.

Vào mỗi độ thu về cùng với không khí se lạnh của thời tiết Hà Nội, những hàng cây bắt đầu chuyển màu, ngả vàng cũng chính là lúc nhà thờ đón nhiều đôi vợ chồng đến đây chụp hình cưới, lưu giữ khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong đời.

Bài liên quan
  • Ngắm hoa dã quỳ phủ vàng Vườn Quốc gia Ba Vì
    Hoa dã quỳ là loài hoa đặc trưng của Ba Vì, huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở Tây Bắc Thủ đô Hà Nội. Những năm 20 của thế kỷ trước, khi xây dựng nhà thờ và 9 ngôi biệt thự trên Ba Vì, người Pháp đã mang giống hoa dã quỳ này về trồng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố Hàng Buồm - Không gian di sản giữa lòng thành phố sáng tạo
    Nằm trong lòng khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Buồm không chỉ là nơi lưu giữ những di sản quý giá của Thăng Long xưa mà còn là minh chứng sinh động cho sự hòa quyện giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch trong bối cảnh thành phố đang vươn mình trở thành đô thị sáng tạo. Giữa dòng chảy hiện đại hóa và đô thị hóa nhanh chóng, Hàng Buồm trở thành một mô hình điển hình cho việc phát huy giá trị di sản để hướng tới phát triển bền vững, vừa gìn giữ cốt cách văn hóa, vừa mở ra những trải nghiệm độc đáo cho khách du lịch.
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổng kết 6 tháng đầu năm 2025: Tiếp tục ổn định tổ chức, đẩy mạnh hoạt động chuyên môn
    “Đổi mới phương thức hoạt động, phát huy năng lực hội viên, nâng cao chất lượng sáng tác là yêu cầu tất yếu để Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đồng hành cùng Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới”, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội tổ chức sáng 16/7/2025.
  • Thiên nhiên trong kí viết về chiến tranh của Minh Chuyên
    Năm 2025, nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ghi nhận những đóng góp nổi bật cho văn học và sự nghiệp gìn giữ ký ức chiến tranh Việt Nam của ông. Không chỉ có trải nghiệm thực tế của một người lính từng xông pha gần chục năm trên chiến trường miền Nam vào những năm máu lửa, Minh Chuyên còn có đủ độ lùi thời gian cần thiết của một nhà văn thời hậu chiến để có thể nhìn về chiến tranh từ nhiều phía. Bởi vậy, chiến tranh trong ký của Minh Chuyên hiện lên đa diện, vừa chân thực vừa thấm đẫm suy tư. Thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ là chứng nhân của tội ác, mà còn là hình tượng nghệ thuật giàu cảm xúc - như người mẹ bao dung, lặng lẽ chở che con người giữa mất mát và tàn phá.
  • [Infographic] Chi tiết công tác thăm, tặng quà nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
    Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 06/4/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Trong đó, xác định một số chỉ tiêu cơ bản, bao gồm vận động Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” toàn Thành phố đạt 21 tỷ 870 triệu đồng và chi tiết công tác thăm, tặng quà của Thành phố.
  • Hà Nội: Người dân xã đảo Minh Châu sẽ được khám bệnh, phát thuốc miễn phí
    Theo kế hoạch, xã Minh Châu sẽ tổ chức khám chữa bệnh cho 100% người dân, chia thành 5 đợt, đảm bảo hiệu quả và thuận tiện. Đây cũng là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai khám sức khỏe toàn dân sau vận hành chính quyền địa phương hai cấp.
Đừng bỏ lỡ
Nhà thờ Lớn Hà Nội - điểm đến dịp Lễ Giáng sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO