Điểm hẹn cuối tuần

6 địa điểm không thể bỏ qua khi đến Hà Nội

Phan Anh (t/h) 20:19 12/10/2023

Hà Nội vào thu khi cái nắng oi ả của mùa Hạ chấm dứt, mùa mưa bão cũng vừa qua đi. Bầu trời xanh hơn, nắng vàng trải nhẹ trên những con đường, góc phố, ngọn cây. Mùi hoa sữa nồng nàn phảng phất, cây bàng lá đỏ. Đó là lúc Hà Nội đã sang thu – mùa làm cho Hà Nội vô cùng đặc biệt. Chính vì vậy, cuối tuần là dịp để chúng ta trải nghiệm không khí trong lành mát mẻ mà chỉ có Hà Nội mới có...

Phố cổ Hà Nội

kham-pha-pho-co-ha-noi-net-dac-trung-cua-thanh-pho-thu-do-04-1641260515.jpg

Nhắc tới thành phố Hà Nội thì chắc hẳn ai ai cũng biết đến hình ảnh quen thuộc phố cổ Hà Nội hay Hà Nội 36 phố phường. Nơi đây có những con đường đã lưu dấu những ấn ký lịch sử của thành phố thủ đô. Ngày nay phố cổ chính là điểm du lịch vô cùng hấp dẫn mà không một du khách nào có thể bỏ qua khi đặt chân đến nơi đây.

Phố cổ là một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng của thành phố. Vào mùa thu, phố cổ cũng bắt đầu khoác lên một diện mạo mới. Đi dạo Phố Cổ vào một buổi sáng mùa thu chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.

Một số địa điểm ở Phố cổ bạn nên đến là: Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, Chợ Đồng Xuân, Phố Hàng Mã, Nhà cổ Mã Mây, Phố Tạ Hiện, Ô Quan Chưởng, Đền Bạch Mã...

Thành cổ Hà Nội – Hoàng thành Thăng Long

1-37.jpg

Di tích Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội là một trong những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận với hơn 1000 năm lịch sử, đã được nhiều đời vua xây dựng, giữ gìn. Không những thế đây còn là một công trình văn hóa lịch sử, được coi là biểu tượng của Thủ đô mà bất cứ ai tới Hà Nội cũng nên ghé thăm.

Khu di tích hiện nay nằm ở số 19C đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội – ngay trong khu vực trung tâm của thủ đô. Khu di tích có diện tích vô cùng rộng lớn (khoảng 14ha) nhưng chỉ có 20ha được khoanh vùng bảo vệ và xin danh hiệu là di sản văn hóa thế giới.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

anh-cong-van-mieu_103832300.jpg

Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể nằm trong danh sách các Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, niềm tự hào của con dân đất Việt. Với bề dày văn hóa – lịch sử lâu đời, khu di tích đã trở thành điểm đến hấp dẫn trong các chuyến tham quan, khám phá du lịch Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là nơi mà các cô cậu học trò, sĩ tử đến cầu may mắn trước mỗi kỳ thi quan trọng.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một quần thể di tích nằm ở số 58 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây không chỉ là ngôi trường đại học đầu tiên ở nước ta mà còn là nơi lưu giữ những dấu ấn văn hóa – lịch sử nghìn năm văn hiến.

Văn Miếu là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Thủ đô Hà Nội. Bên cạnh đó, đây còn là nơi tổ chức các hoạt động tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, thể hiện tinh thần hiếu học của học sinh, sinh viên khắp mọi miền tổ quốc.

Nhà hát Lớn Hà Nội

nha-hat-lon-ha-noi.jpg

Nhà hát Lớn Hà Nội nằm trên Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), được xây dựng từ năm 1901 và hoàn thành năm 1911, do hai kiến trúc sư người Pháp là Harlay và Broyer thiết kế dựa trên nguyên mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris (Pháp) nhưng nhỏ hơn, sử dụng vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Đây là công trình văn hóa được xây dựng chủ yếu để phục vụ người Pháp và giới thượng lưu người Việt ở Hà Nội, đồng thời là nơi truyền bá văn hóa nghệ thuật phương Tây ở Đông Dương vào đầu thế kỷ XX.

Để phát huy vai trò, giá trị của công trình và góp phần phát triển du lịch, từ tháng 9/2017, Nhà hát Lớn Hà Nội mở tour tham quan trải nghiệm tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Du khách sẽ được tham quan không gian bên trong nhà hát, tìm hiểu lịch sử xây dựng, hoạt động của nhà hát, chiêm ngưỡng các bản thiết kế cách đây hơn 100 năm và các hình ảnh sự kiện gắn với công trình qua các thời kỳ...

Cùng với tour tham quan, du khách sẽ được trải nghiệm thưởng thức chương trình nghệ thuật truyền thống đặc sắc trong khán phòng.

Ô Quan Chưởng

vjjzonlh-o-quan-chuong-ha-noi-1.jpg

Kinh thành Thăng Long xưa là một đô thị sầm uất, là kinh đô của nước ta dưới các triều đại khác nhau vì vậy hệ thống thành lũy, các công trình lăng tẩm, đền đài rất nhiều và có quy mô khá lớn. Trải qua bao biến cố lịch sử và thời gian, những dấu tích của một kinh đô xưa đã bị phá hủy gần hết, chỉ còn lại một số công trình tiêu biểu, trong đó có Ô Quan Chưởng.

Ngày nay, Ô Quan Chưởng nằm trên ngã tư Hàng Chiếu – Đào Duy Từ, vẫn hiên ngang giữa lòng phố cổ Hà Nội như một bằng chứng sống cho tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta. Tuy không còn giữ nguyên được nét cổ kính ngày nào nhưng Ô Quan Chưởng vẫn luôn là biểu tượng của kinh thành xưa cũ, không chỉ mang vẻ đẹp về mặt kiến trúc mà còn mang đậm ý nghĩa về mặt lịch sử về thủ đô ngàn năm văn hiến.

Hồ Hoàn Kiếm

ho-hoan-kiem-601ba9eb4d8fa.jpg

Hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm là hồ nước ngọt tự nhiên giữa lòng thủ đô Hà Nội. Trước đây hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi là hồ Lục Thủy do có làn nước màu xanh lục bốn mùa quanh năm hay một tên khác nữa là hồ Thủy Quân - Hồ duyệt thủy binh. Đến khoảng thế kỷ 15 thì được đổi tên là hồ Hoàn Kiếm (hoàn trả lại kiếm) gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả lại kiếm thần cho rùa thần.

Hồ Hoàn Kiếm rộng khoảng 12ha, với chiều dài 700m, chiều rộng 200m và độ sâu trung bình từ 1m - 1,4m. Giữa hồ là đảo Rùa - Nơi có ngọn Tháp Rùa hàng trăm tuổi soi mình xuống mặt hồ. Đảo nổi thứ hai trên hồ Hoàn Kiếm là đảo Ngọc ở phía Bắc của hồ. Đảo Ngọc có Đền Ngọc Sơn và chiếc cầu Thê Húc màu đỏ nối dài ra từ bờ ra đảo.

Hồ Hoàn Kiếm không chỉ đơn thuần là địa điểm du lịch hút khách, mà nơi đây còn là di tích đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử của mảnh đất Hà Thành. Hồ Hoàn Kiếm là một trong những biểu tượng của thủ đô, chỉ cần nhắc đến là nghĩ ngay đến Hà Nội. /.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
6 địa điểm không thể bỏ qua khi đến Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO