Nhà báo yêu nước Nguyễn Văn Vĩnh

Nguyễn Thiên Việt| 16/06/2017 09:44

Người viết báo phải quan niệm mình làm nghề không phải là để chơi hay để kiếm tiền, nhưng phải quan niệm mình là những người thừa kế của cách mạng tư sản, say sưa với tự do, trung thành với lý tưởng, chống áp bức, chuộng tiến bộ mà quyền lợi tinh thần của con người đã ủy thác nơi báo chí... (Lời Nguyễn Văn Vĩnh, theo Vũ Bằng kể lại trong hồi ký)

Nhà báo yêu nước Nguyễn Văn Vĩnh
Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh
Ông sinh ngày 15 tháng 6 năm 1882 tại làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội). Vì quá nghèo, cha mẹ ông đã bỏ làng quê ra ở nhờ nhà một người họ hàng bên ngoại là bà nghè Đại Gia (tức ông nghè Phạm Huy Hổ) ở số 46 phố Hàng Giấy để kiếm sống, và cư trú dài hạn tại đây.

Ông học giỏi tiếng Pháp nên được học bổng trường thông ngôn. Năm 1896, 15 tuổi, ông được bổ làm thông ngôn ở Tòa sứ Lào Cai.

Năm 1897 - 1905, ông chuyển về Tòa sứ Hải Phòng và Bắc Ninh (bao gồm cả Bắc Giang). Thời gian làm việc ở Hải Phòng, ông làm cộng tác viên cho tờ Courrier d’Hai Phong (Thư tín Hải Phòng) và tờ Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương).

Năm 1906 được chuyển về Hà Nội, Nguyễn Văn Vĩnh cùng với các bạn đồng chí hướng, lần lượt làm đơn xin thành lập Hội Trí Tri (Hà Nội), Hội Dịch sách, Hội giúp đỡ người Việt đi sang Pháp du học, Đông Kinh Nghĩa Thục (ông là người thảo điều lệ, viết đơn xin phép, và sau đó là giáo viên dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp của trường).

Nhà báo yêu nước Nguyễn Văn Vĩnh
Năm 1906, ông cùng Hauser sang Pháp lo việc tổ chức gian hàng Đông Dương (Cochinchine) tại Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Được tận mắt chứng kiến nền văn minh phương Tây, ông trở về nước với quyết tâm phát triển nền công nghiệp xuất bản mà đầu tiên là phát hành báo chí, để qua đó truyền bá chữ Quốc ngữ và bài bác các hủ tục phong kiến lạc hậu, nhằm canh tân đất nước, vì vậy ông đã xin thôi làm công chức và trở thành nhà báo tự do. Cũng trong năm này, ông là người Việt Nam đầu tiên gia nhập Hội Nhân quyền Pháp.

Tiếp đó, Nguyễn Văn Vĩnh cho in tờ Đại Nam đồng văn nhật báo xuất bản bằng chữ Hán (Tờ báo hàng ngày của nước Đại Nam chung một văn tự). Năm 1907, sau khi ra được 792 số, ngày 28/3/1907, tờ báo được đổi tên là Đăng cổ tùng báo (Khêu đèn gióng trống) và in bằng cả hai thứ chữ Hán và Quốc ngữ, ông được cử là chủ bút. Đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở miền Bắc.

Sau sự kiện Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh là người Việt Nam duy nhất cùng với bốn người Pháp đồng ký tên đòi trả tự do cho Phan Chu Trinh. Việc làm này được thực hiện cùng với việc ông đã dịch toàn bộ bài viết từ Hán văn ra Pháp văn Đầu Pháp chính phủ thư của Phan Chu Trinh hoặc còn được gọi là Thư trước tác hậu bổ (Lettre de PHAN CHU TRINH au gouverneur général en 1906), khiến Nguyễn Văn Vĩnh bị chính quyền thực dân gọi lên đe dọa gay gắt.

Thực dân Pháp đã đóng cửa Đăng cổ tùng báo, đồng thời cấm Nguyễn Văn Vĩnh diễn thuyết, lưu hành và tàng trữ các ấn phẩm của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.

Những khó khăn về tài chính đè nặng lên vai ông. Nhưng ông không lùi bước. Năm 1913, ông trở lại Hà Nội làm Chủ bút tờ tuần báo Đông Dương tạp chí. Đây là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam quy tụ được hầu hết các nhân sĩ hàng đầu cả Nho học lẫn Tân học trong cơ quan biên tập của tờ báo, đồng thời cũng là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam dạy người dân cách làm văn bằng chữ Quốc ngữ. Sau đó, ông được bầu vào Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ (sau đổi làm Viện dân biểu).

Năm 1914, ông kiêm luôn chức Chủ bút tờ Trung Bắc tân văn. Sau ngày 15/9/1919, Đông Dương tạp chí ngừng xuất bản. Thay thế nó là tờ Học báo (tờ báo có chuyên đề về giáo dục, Trần Trọng Kim lo việc bài vở, Nguyễn Văn Vĩnh làm Chủ nhiệm). Cũng trong năm này, ông Vĩnh mua tờ Trung Bắc tân văn và cho ra hàng ngày (đây là tờ nhật báo đầu tiên trong lịch sử báo chí ở Việt Nam).
Nhà báo yêu nước Nguyễn Văn Vĩnh

Năm 1931, ông lập tờ “L’Annam Nouveau" (Nước Nam mới) in hoàn toàn bằng tiếng Pháp với mục đích đề cao văn hóa Việt, đề cao tinh thần yêu nước. Đồng thời việc xuất bản bằng Pháp văn không phải xin phép chính quyền theo luật định. Ông làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút cho đến khi mất 1936. Tờ báo này đã đoạt được giải thưởng GRAND PRIX tại Hội chợ báo chí thuộc địa tổ chức tại Paris năm 1932.

Sợ hãi Nguyễn Văn Vĩnh, năm 1935, nhân có tờ báo của ông chưa trả hết nợ, chính quyền gây sức ép với Nguyễn Văn Vĩnh và bắt buộc phải chọn một điều kiện, đó là:

- Chấm dứt toàn bộ việc viết hoặc là phải thanh toán hết mọi nợ nần chi phí của tờ báo

Không lùi bước, tháng 3 năm 1936, Nguyễn Văn Vĩnh quyết định đi tìm vàng để trả nợ, ông sang Sê Pôn (Lào) với một người Pháp có tên là A. Climentte, người này lấy vợ Việt Nam, có đồn điền tại tỉnh Hưng Yên và cũng đang ngập nợ vì làm ăn thua lỗ.

Ngày 1 tháng 5 năm ấy (1936), người ta tìm thấy Nguyễn Văn Vĩnh một mình trên con thuyền độc mộc, một tay vẫn cầm bút và tay kia cầm quyển sổ, trôi giữa dòng Sê Băng Hiêng (tên một nhánh của sông Sê Pôn). Người dân địa phương đưa con thuyền cập vào chân cầu Sê Pôn để chuyển lên trạm y tế Sê Pôn cứu chữa, nhưng đã quá muộn. Nhà cầm quyền loan báo: Nguyễn Văn Vĩnh chết ngày 2 tháng 5 năm 1936 vì sốt rét và kiết lỵ (lúc ấy, ông 54 tuổi). Sau đó, thi hài Nguyễn Văn Vĩnh đã được Hội Tam điểm tổ chức đưa về Hà Nội để cử hành tang lễ trong 3 ngày (từ 6 đến 8 tháng 5 năm 1936).

Tại buổi lễ tang, đông đảo giới báo chí của cả ba kỳ đã đến tiễn đưa ông dưới dòng chữ: "Kính viếng ông tổ của nghề báo". 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Nhà báo yêu nước Nguyễn Văn Vĩnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO