Nhà báo, nhà văn Lê Văn Thiềng và khát vọng cống hiến

Hoàng Trung Hiếu| 21/06/2022 19:15

Với nhà báo, nhà văn Lê Văn Thiềng, tôi có thể ví anh đẹp như bóng cây kơ-nia được uống khí nguồn miền Bắc, luôn bền bỉ, dẻo dai, xanh tươi. Cũng bởi thế mà tác phẩm báo chí, thơ văn của anh ăm ắp hương thơm, gió mát, khí lành của những khát vọng cống hiến!

Nhà báo, nhà văn Lê Văn Thiềng  và khát vọng cống hiến


“Cháu sẽ sống nên người!”
Nhà báo, nhà văn Lê Văn Thiềng sinh năm 1953 ở thôn Đô Hoàng, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tháng 6/1977, Thiềng tình nguyện đi xây dựng vùng kinh tế mới ở tỉnh Gia Lai-Kon Tum, tháng 8 cùng năm chuyển sang làm phóng viên báo Gia Lai-Kon Tum. Cuối năm 1991 sau khi chia tách tỉnh Gia Lai-Kon Tum thành hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, anh được điều động, bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập và đến tháng 6/1994 chính thức được bổ nhiệm cương vị Tổng biên tập báo Kon Tum, liên tục trong 10 năm. Tháng 6/2004, anh được điều động về Hội Nhà báo Việt Nam, 3 năm đầu đảm nhiệm cương vị Quyền Tổng biên tập báo Nhà báo và công luận, sau đó tiếp tục làm Trưởng ban công tác Hội cho đến trước ngày nghỉ hưu, tháng 8/2014.
Có thể nói, để có được sự nghiệp thành công ấy là cả một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ từ thuở ấu thơ của nhà báo, nhà văn Lê Văn Thiềng. Ấy là vào niên khóa 1965 - 1966, thầy Hoàng Văn Điệt, chủ nhiệm lớp 6, giáo viên dạy văn của trường phổ thông cấp II xã Yên Thành, biết Thiềng có năng khiếu môn văn nên đã khuyến khích cậu học tốt môn này. Vào dịp hè năm 1966, thầy giáo phụ trách lớp bồi dưỡng đội tuyển văn thi cấp tỉnh của huyện Ý Yên mới tuyển chọn được có 8, thiếu 2 học sinh. Được sự giới thiệu của thầy Hoàng Văn Điệt, thầy giáo này đã về nhà Thiềng để kiểm chứng. Sau một hồi trò chuyện, thầy xin phép bố mẹ và nhà trường cho Thiềng tham gia đội tuyển văn, dù chỉ còn thời gian 3 ngày để bồi dưỡng. Kết quả, 3 học sinh, trong đó có Lê Văn Thiềng được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi văn của tỉnh thi miền Bắc (tương đương với thi Quốc gia). Năm ấy, Thiềng được tuyển vào trường chuyên Lê Hồng Phong nhưng vì nhà nghèo quá cậu không thể theo học mà chỉ có thể bấm bụng nhịn ăn, nhịn mặc để theo chúng bạn cắp sách đến trường làng. Sau khi tốt nghiệp cấp II, năm học 1967 - 1968, Thiềng thi đỗ và được phân vào lớp 8Y trường cấp III huyện Ý Yên. Do thuộc diện con nhà nghèo, Thiềng được lãnh đạo xã Yên Thành quan tâm đề nghị nhà trường miễn học phí. Ngày 10/10/1967, đến hạn cuối cùng phải nộp giấy đề nghị miễn giảm học phí cho thầy chủ nhiệm Nguyễn Văn Kế, Thiềng đi bộ hơn 10 cây số từ xã Yên Thành đến thôn An Lộc Thượng, xã Yên Hồng. Thầy Kế đang trong giờ dạy lớp 9B  nên Thiềng ngồi ngoài bờ ruộng gần lớp học để chờ. Không ngờ vào thời điểm ấy, lúc 9 giờ 47 phút, bỗng nhiên máy bay Mỹ ném bom đúng vào lớp 9B, khiến cho cả giáo viên và học sinh không một ai sống sót. Còn Thiềng, do ngồi ở bên ngoài, lại là học sinh lớp khác, nên cậu chỉ bị sức ép đột ngột và ngất đi giữa ruộng lúa. Khi đi thu gom xác thầy trò lớp 9B, ông Trần Văn Bẳn thấy ở giữa ruộng lúa có một em học sinh cơ thể vẫn nguyên vẹn không hề bị xây xát chỗ nào liền đưa đi bệnh viện cứu chữa, may thay Thiềng hồi tỉnh được. Việc vô tình bị dính bom, cả bản thân Thiềng, bạn bè, nhà trường và gia đình đều không hay biết, mãi tới khi trở lại lớp học, nghe tin lớp 9B bị bom, thầy chủ nhiệm lớp Nguyễn Văn Kế hy sinh, cậu mới nhớ ra. Tuy may mắn thoát chết nhưng từ đó Thiềng bị ốm nặng, phải nghỉ học. Cũng trong thời gian ấy ở thôn Đô Hoàng, xã Yên Thành là nơi đón nhận chăm sóc thương binh nặng đã được điều trị khỏi về an dưỡng. Anh Nguyễn Hữu Đào quê ở Hà Tĩnh bị cụt cả 2 tay ở nhà Thiềng. Thiềng làm thư ký tình nguyện cho anh. Hằng ngày, Thiềng viết thư thay anh gửi cho người thân yêu. 
Vốn là người ham học mà giờ không được học khiến cậu học trò Lê Văn Thiềng vô cùng khổ tâm để rồi đến một ngày, Thiềng mạnh dạn viết thư thưa với Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Bác ơi, cháu là Lê Văn Thiềng ở thôn Đô Hoàng, xã Yên Thành, Ý Yên, Nam Định. Bố cháu họ Lê, mẹ cháu họ Hoàng Mạc -dòng họ có nhiều người tài giúp ích nước nhà. Cháu xin bác cho cháu được đi chữa bệnh không cháu chết mất. Qua khỏi bệnh cháu hứa với bác sẽ sống nên người”. Nghe Lê Văn Thiềng kêu cứu một cách hồn nhiên nhưng khẩn thiết, Thủ tướng Phạm Văn Đồng giao cho Bí thư tỉnh ủy Hà Nam Ninh Phan Điền xem xét, xác thực (người trực tiếp về địa phương xác minh là anh công an tỉnh tên là Vũ Hiến, sau này chuyển sang làm báo, trước khi nghỉ hưu giữ cương vị Tổng biên tập báo Hà Nam). Ngay sau đó, Thiềng được đưa đi bệnh viện Cao Đà để chữa bệnh 6 tháng thì khỏi. Thiềng sung sướng như được sinh ra lần thứ 2 nên cậu quyết chí học hành. Được Đài Phát thanh Nam Hà giới thiệu Thiềng vào học Trường bổ túc văn hóa Công nông đặt ở nhà thờ Sanh Tu Ma, thành phố Nam Định. Dù phải vừa làm vừa học và ăn đói, nhịn khát nhưng Thiềng luôn tận dụng mọi thời gian để học. Sau một năm, cậu đã hoàn thành chương trình học 10/10 và đạt kết quả cao. Những năm sau đó, Thiềng xin đi học tại trường Sư phạm I tỉnh Sơn La, rồi học khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm. Thiềng còn tự học viết báo và đã có tác phẩm báo chí đăng, phát cả trên báo, đài từ địa phương đến Trung ương... 
Thời gian trôi đi, 26 năm sau, Tổng biên tập báo Kon Tum Lê Văn Thiềng gửi biếu bác Phạm Văn Đồng tờ báo có bài viết của mình. Khi nhận được, bác Đồng cho người làm công văn gửi cho đồng chí Nguyễn Văn Tiềm, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum hỏi: “Lê Văn Thiềng có phải là người Ý Yên, Nam Định không?”. Đồng chí Bí thư thưa với bác Đồng là đúng. Bác Đồng bảo cho Thiềng ra Hà Nội gặp bác. Nhà báo Thiềng đã reo lên sung sướng vì qua 1/4 thế kỷ mà bác Phạm Văn Đồng vẫn nhớ họ và tên, nhớ cả quê quán của mình. Và, trong anh trào lên niềm biết ơn vì nhờ bác mà anh được tiếp tục sống để cống hiến… 
Nhà báo “lăn vào cuộc sống…”

Nhà nghèo, từng đứng giữa lằn ranh sinh tử và có một tuổi thơ ốm yếu là thế nhưng chưa khi nào nhà văn, nhà báo Lê Văn Thiềng vơi tình yêu cuộc sống, vơi niềm đam mê tri thức. Cũng bởi thế mà anh luôn dạy các con của mình hãy học theo gương Bác Hồ, như cách Bác chủ động học ngoại ngữ trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước. Với riêng mình, khi là phóng viên ở Tây Nguyên, hễ đến buôn làng nào là anh học nói, học viết tiếng dân tộc và được bà con trìu mến gọi là “Thiềng Khăm Tày”. Hay như, nếu gặp bữa ăn của bà con buôn làng, anh thường góp bánh mì, bơ sữa mang theo để cùng ăn khiến cho từ già làng đến dân bản thích thú gọi anh là “Thiềng bánh mì”. Một hôm, nhà báo Thiềng về làng Plây Oi, huyện A Yun Pa gặp thầy mo đang cúng ma cho em nhỏ bị bệnh tiêu chảy kéo dài, gần kiệt sức. Thiềng liền lấy thuốc berberin cho em nhỏ uống, vài tiếng sau bệnh thuyên giảm. Thiềng đã ở lại theo dõi sức khỏe cho em nhỏ đến tận sáng hôm sau. Nhà báo Lê Văn Thiềng cứ như con nai rừng lúc vào buôn làng, lúc ở rừng cao su... Đi đâu anh cũng kèm theo cuốn sổ, cây bút, máy ảnh canon cũ kỹ để săn tìm những nguyên mẫu, những lời nói và việc làm còn nóng hổi tính thời sự. Anh đã viết hàng nghìn bài, được đăng trên nhiều tờ báo khác nhau từ Trung ương đến địa phương và nhận được nhiều phần thưởng xứng đáng. Điển hình như: Năm 2001, anh có bài viết đăng trên báo Nhân dân với bút danh Võ Như Báo và được giải C - Giải Báo chí toàn quốc. Năm 2015, anh được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất về thành tích hoạt động báo chí… 
Trong hơn 10 năm công tác ở cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, đặc biệt là với cương vị Trưởng ban Công tác Hội, nhà báo Lê Văn Thiềng đã làm việc say sưa, hết mình và trách nhiệm cao. Với đồng nghiệp, anh luôn được mọi người tin yêu khi là một nhà báo trung thực, trong sáng, có tâm.
Từ những thành công ấy, nhà báo Lê Văn Thiềng tâm huyết nói với các con của mình: “Các con biết không, lúc theo cha mẹ vào kinh đô Huế, Bác Hồ luôn tâm niệm lời dặn của bà ngoại “Chữ có mắt đấy con ạ!” và mang theo suốt hành trình đi khắp năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước cứu dân. Còn nhà mình, thầy dạy đầu tiên của bố là bà nội của các con đấy. Cụ thân sinh của bà nội các con dạy con cháu học chữ Quốc ngữ, chữ Hán ngay từ thuở ấu thơ. Bà nội của các con luôn động viên khích lệ bố theo nghiệp văn chương, báo chí. Nhà nghèo, có thể phải bán hết cả những thứ gì có thể bán được để cầm hơi qua tháng ba ngày tám, thế nhưng bố vẫn cố gắng để học. Bố tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm, qua lớp đào tạo cán bộ báo chí Trường Tuyên huấn Trung ương (nay là Học viện Báo chí tuyên truyền), tốt nghiệp trường chính trị cao cấp. So với các con bây giờ, bằng cấp của bố chỉ là cử nhân còn các con đều là thạc sĩ nhưng bố học được nhiều tri thức ở trường đời mà các con chưa dễ gì đã có?”.
Không chỉ viết báo mà Lê Văn Thiềng còn viết văn. Cho đến nay, Lê Văn Thiềng đã xuất bản 8 đầu sách, trong đó có 6 tập văn xuôi và 2 tập thơ “Tiếng vọng thời gian”, “Bay trong thời gian” và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (2006).
Có thể thấy, sáng tác của Lê Văn Thiềng vừa thẩm mỹ, vừa triết mỹ mà ý nghĩa lịch sử nổi bật của tính triết lý là tính thực tiễn... Điển hình như 3 tiểu thuyết “Bình minh cheo reo”, “Dấn thân”, “Đổi phận” của anh đều đẹp như ráng chiều, sống động như mưa nguồn gió biển. Với “Bình minh cheo reo”, tác giả đã tìm được nhân vật nguyên mẫu ở ngoài đời như vua Lửa chém rơi đầu tên quan III Pháp ngay tại nhà mình. Với “Dấn thân”, tác giả đã cho chúng ta gặp trung đoàn trưởng Trần Kiên dẫn quân vào Trường Sơn và ra lệnh cho chiến sĩ trên đường hành quân phải mang theo cây sắn để đi đến đâu trồng đến đó. Nhờ thế, khi bom Mỹ đánh phá, ở hậu phương không kịp chuyển lương thực vào nhưng bộ đội và thanh niên xung phong vẫn có sắn ăn tại chỗ... Đó là những nhân vật nguyên mẫu nhưng đã rất điển hình không cần đến hư cấu nghệ thuật. Nhưng nhân vật ấy là của riêng Lê Văn Thiềng chứ không trích dẫn vay mượn của bất kỳ ai. 
Hành trình nhà báo, nhà văn Lê Văn Thiềng đã đi qua, những lớp người mà anh đã gặp đều thấm đẫm tình yêu thương, những thành quả gặt hái được hôm nay thật xứng đáng với những nỗ lực, khát vọng cống hiến không biết mệt mỏi của anh. Và, những thanh âm, giọng điệu mà nhà báo, nhà văn Lê Văn Thiềng đã ca vang trên trang báo, trang văn ngày càng lan tỏa sắc hương…
Nhà báo, nhà văn Lê Văn Thiềng  và khát vọng cống hiến
Phóng viên tác nghiệp
Bài liên quan
  • Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội
    Ngày 25/6/2025, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội tổ chức trang trọng hội nghị Gặp mặt tri ân các thế hệ nhà báo Thủ đô và khen thưởng tập thể, cá nhân hội viên nhà báo các cơ quan báo chí Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phở Đệ Nhất Thanh - Truyện ngắn của Huỳnh Trọng Khang
    Con vàng anh yếm cam nghiêng đầu rỉa cánh. Trong ánh nhập nhoạng của ngày vừa vào sáng, nhúm lông vũ bé bỏng như đốm lửa hoang dã bập bùng trong chiếc lồng treo trước nhà chú Xè.
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Nhà báo, nhà văn Lê Văn Thiềng và khát vọng cống hiến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO